Quy định về việc sử dụng đất rừng phòng hộ 2023

18/08/2023 | 12:33 47 lượt xem Trà Ly

Hiện nay không có pháp luật nào hạn chế về việc chỉ giao đất rừng phòng cho hộ gia đình, cá nhân nếu như họ có hộ khẩu thường trú tại địa phương đó. Mặc dù vậy, tùy thuộc vào điều kiện chính sách kinh tế, xã hội ở thời điểm hiện tại tại từng địa phương, có thể có nhiều quy định cá biệt về yêu cầu cho cá nhân có hộ khẩu thường trú tại địa phương. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tư vấn đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về Sử dụng đất rừng phòng hộ nhanh chóng, trọn gói của chúng tôi, hy vọng có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Lâm nghiệp 2017

Khái niệm đất rừng phòng hộ

Theo khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013, đất rừng phòng hộ là loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp. Cụ thể, theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT thì đất rừng phòng hộ là đất đang có rừng và đất đang được sử dụng để phát triển rừng cho mục đích chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai…; cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

Phân loại đất rừng phòng hộ

Đất rừng phòng hộ bao gồm: Đất có rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, đất có rừng phòng hộ là rừng trồng và đất đang được sử dụng để bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ. Trong đó:

– Đất có rừng phòng hộ là rừng tự nhiên: Là đất mà theo thống kê, kiểm kê diện tích đất có rừng phòng hộ đạt tiêu chuẩn rừng tự nhiên theo quy định, có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên hoặc tái sinh có trồng bổ sung;

– Đất có rừng phòng hộ là rừng trồng: Là đất mà theo thống kê, kiểm kê diện tích đất có rừng phòng hộ đạt tiêu chuẩn rừng trồng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, được hình thành do con người trồng mới trên đất chưa có rừng, cải tạo rừng tự nhiên, trồng lại hoặc tái sinh sau khai thác rừng trồng;

– Đất đang được sử dụng để phát triển rừng phòng hộ: Là đất mà theo thống kê, kiểm kê diện tích đất đã được giao, cho thuê sử dụng vào mục đích rừng phòng hộ và đã, đang được trồng rừng (rừng mới trồng) hoặc đang trong giai đoạn khoanh nuôi tái sinh tự nhiên hoặc khoanh nuôi tái sinh có kết hợp trồng bổ sung cây lâm nghiệp nhưng chưa đạt tiêu chuẩn rừng.

Sử dụng đất rừng phòng hộ

Quy định về việc sử dụng đất rừng phòng hộ 2023

Đất rừng phòng hộ được biết đến là rất quan trọng trong việc bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống hiện tượng xói mòn, sạt lỡ, lũ quét, lũ ống, chống việc sa mạc hóa, hạn chế các thiên tai, góp phần điều hòa khí hậu, không khí, bảo vệ môi trường, quốc phòng an ninh,.. Để hiểu biết thêm về những quy định của Đất rừng phòng hộ thì dựa vào quy định tại Điều 136 Luật đất đai 2013 có quy định về đất rừng phòng hộ như sau:

Thứ nhất nhà nước giao đất rừng phòng hộ cho các tổ chức quản lý rừng phòng hộ để bảo vệ, quản lý, phát triển rừng theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất rừng phòng hộ đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, thông qua kết hợp với việc sử dụng đất vào các mục đích khác theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng.

Thứ hai các tổ chức tiến hành giao khoán đất rừng phòng hộ cho các cá nhân hoặc gia đình, đang sinh sống ngay tại khu vực đó để bảo vệ, phát triển rừng. Ủy ban nhân dân cấp huyện giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho gia đình, cá nhân đó sử dụng.

Thứ ba các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có khả năng, nhu cầu bảo vệ và phát triển rừng, đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ mà chưa có tổ chức quản lý và khu vực quy hoạch trồng rừng phòng hộ thì sẽ được nhà nước cấp cho rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển kết hợp sử dụng đất vào các mục đích khác theo đúng quy định của pháp luật.

Thứ tư Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng phòng hộ thuộc khu vực được quyền kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái, môi trường dưới tán rừng.

Thứ năm cộng đồng cư dân được nhà nước cấp đất rừng phòng hộ theo quy định thì sẽ được giao đất để bảo vệ, phát triển. Đồng thời có quyền và nghĩa vụ theo đúng quy định của Luật bảo vệ, phát triển rừng.

Như vậy có thể thấy để duy trì và phát triển về đất rừng phòng hộ thì Nhà nước ta đã thực hiện cách chính sách để giao đất rừng phòng hộ cho từng địa phương, từng tổ chức trong việc tổ chức tiến hành giao khoán đất rừng phòng hộ cho các cá nhân hoặc gia đình, đang sinh sống ngay tại khu vực đó để bảo vệ, phát triển rừng. Bên cạnh đó các cán bộ kiểm lâm còn thực hiện việc tuyên truyền để người dân ngày một hiểu rõ hơn về tác dụng của rừng phòng hộ đối với đồi sống xã hội và kinh tế thì trường của nước ta.

Quyền hạn của cá nhân khi được Nhà nước giao cho đất rừng phòng hộ

Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất để trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ

1. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất để trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ có quyền sau đây:

a) Các quyền quy định tại Điều 73 của Luật này;

b) Được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản khác trên đất trồng rừng sản xuất do chủ rừng đầu tư;

c) Được sở hữu cây trồng xen, vật nuôi và tài sản khác trên đất trồng rừng phòng hộ do chủ rừng đầu tư;

d) Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 55, rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này;

đ) Được chia sẻ lợi ích từ rừng trong trường hợp trồng rừng bằng vốn ngân sách nhà nước;

e) Được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê rừng sản xuất là rừng trồng; thế chấp, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng;

g) Cá nhân được để lại quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, quyền sử dụng rừng cho người thừa kế theo quy định của pháp luật.

Theo đó, cá nhân được Nhà nước giao đất để trồng rừng phòng hộ có quyền sau đây:

– Các quyền quy định tại Điều 73 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định cụ thể:

Quyền chung của chủ rừng

1. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật.

2. Được hưởng lâm sản tăng thêm từ rừng do tự đầu tư vào rừng tự nhiên, rừng trồng là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.

3. Sử dụng rừng phù hợp với thời hạn giao rừng, cho thuê rừng và thời hạn giao đất, cho thuê đất trồng rừng theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai.

4. Được cung ứng dịch vụ môi trường rừng và hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng.

5. Được hướng dẫn về kỹ thuật và hỗ trợ khác theo quy định để bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học rừng; được hưởng lợi từ công trình hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng do Nhà nước đầu tư.

6. Được Nhà nước bồi thường giá trị rừng, tài sản do chủ rừng đầu tư, xây dựng hợp pháp tại thời điểm quyết định thu hồi rừng.

7. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với chủ rừng phát triển rừng sản xuất khi bị thiệt hại do thiên tai.

8. Hợp tác, liên kết với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để bảo vệ và phát triển rừng.

9. Được bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp khác.

– Được sở hữu cây trồng xen, vật nuôi và tài sản khác trên đất trồng rừng phòng hộ do chủ rừng đầu tư;

– Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ là rừng trồng theo quy định tại Điều 55 Luật Lâm nghiệp 2017 cụ thể:

Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ

1. Đối với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, được khai thác cây gỗ đã chết, cây gãy đổ, cây bị sâu bệnh, cây đứng ở nơi mật độ lớn hơn mật độ quy định.

2. Đối với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, việc khai thác lâm sản ngoài gỗ được quy định như sau:

a) Được khai thác măng, tre, nứa, nấm trong rừng phòng hộ khi đã đạt yêu cầu phòng hộ;

b) Được khai thác lâm sản ngoài gỗ khác mà không làm ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ của rừng.

3. Đối với rừng phòng hộ là rừng trồng, được quy định như sau:

a) Được khai thác cây phụ trợ, chặt tỉa thưa khi rừng trồng có mật độ lớn hơn mật độ quy định;

b) Được khai thác cây trồng chính khi đạt tiêu chuẩn khai thác theo phương thức khai thác chọn hoặc chặt trắng theo băng, đám rừng;

c) Sau khi khai thác, chủ rừng phải thực hiện việc tái sinh hoặc trồng lại rừng trong vụ trồng rừng kế tiếp và tiếp tục quản lý, bảo vệ.

4. Việc khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ thực hiện theo quy định của Luật này và Quy chế quản lý rừng.

– Được chia sẻ lợi ích từ rừng trong trường hợp trồng rừng bằng vốn ngân sách nhà nước.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin bài viết

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Sử dụng đất rừng phòng hộ”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ, thông tin pháp lý như tra cứu giấy phép lái xe theo cmnd…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc quy hoạch đất rừng phòng hộ bao gồm những gì?

Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia, quy hoạch sử dụng đất;diện tích rừng hiện có tại địa phương.
Không chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác, trừ dự án quan trọng quốc gia; dự án phục vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; dự án cấp thiết khác được Chính phủ phê duyệt.
Không giao, cho thuê diện tích rừng đang có tranh chấp.
Chủ rừng không được cho tổ chức,hộ gia đình, cá nhân khác thuê diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng do Nhà nước đầu tư.
Thống nhất, đồng bộ với giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.
Thời hạn, hạn mức giao rừng, cho thuê rừng phù hợp với thời hạn, hạn mức giao đất, cho thuê đất.
Bảo đảm công khai, minh bạch, có sự tham gia của người dân địa phương;không phân biệt đối xử về tôn giáo, tín ngưỡng và giới trong giao rừng, cho thuê rừng.
Tôn trọng không gian sinh tồn,phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư; ưu tiên giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có phong tục, tập quán,văn hóa, tín ngưỡng, truyền thống gắn bó với rừng, có hương ước, quy ước phù hợp với quy định của pháp luật

Có chuyển đất rừng phòng hộ sang đất rừng sản xuất được không?

Theo quy định pháp luật tại Luật Lâm nghiệp Việt Nam thì chuyển đổi đất rừng phòng hộ sang loại đất rừng khác thì cần phải đáp ứng được các điều kiện là: 
Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp
Đáp ứng các tiêu chí phân loại đất rừng
Có phương án chuyển loại rừng
Các điều kiện trên đặt ra để tránh tình trạng chuyển đổi mục đích bừa bãi không có quy hoạch và ảnh hưởng đến tự nhiên, và việc chuyển đổi đất rừng phòng hộ cũng cần phải có sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 
Và quyết định thẩm quyền đó thuộc về:
– Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển loại rừng đối với khu rừng do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tình quyết định chuyển loại rừng không thuộc trường hợp quy định tại điểm trên, sau khi được Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương chuyển loại rừng.
Bên cạnh đó thì việc chuyển đổi đất rừng phòng hộ thuộc trường hợp phải xin phép cơ quan có thẩm quyền tại Điều 57 Luật Đất đai 2013 và có thể được chuyển đổi sang sử dụng cho mục đích khác thuộc nhóm đất nông nghiệp hoặc đất phi nông nghiệp.
Như vậy thì việc chuyển đổi mục đích sử dụng của đất rừng phòng hộ sang đất sản xuất thì được pháp luật cho phép nhưng khi thực hiện việc chuyển đổi cần chú ý đến những thủ tục xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền.