Quy định về nhà ở công nhân trong khu công nghiệp

10/01/2023 | 11:15 55 lượt xem Lò Chum

Quy định về nhà ở công nhân trong khu công nghiệp

Thưa luật sư, vợ chồng tôi ở quê cũng không có đất làm ăn nên có định ra Bắc Ninh làm công nhân, vì nhà tôi ở Sơn La rất xa nới tôi đi làm là tỉnh khác nên phải thuê nhà ở, trước khi xuống thì tôi muốn nhờ luật sư tư vấn là đối với công nhân thì có được hỗ trợ chỗ ở không? Điều kiện để được hỗ trợ nơi ở? Quy định về nhà ở công nhân trong khu công nghiệp hiện nay như thế nào? Các hình thức nhà ở tại các khu công nghiệp ra sao? Mong luật sư tư vấn.

Cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc về cho chúng tôi, vấn đề: Quy định về nhà ở công nhân trong khu công nghiệp sẽ được chúng tôi giải đáp dưới đây. Mời bạn tham khảo qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Căn cứ pháp lý:

Một số vấn đề trong quản lý nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp.

Một là, mặc dù hệ thống chính sách về nhà ở cho công nhân tại các KCN hiện nay khá toàn diện và đầy đủ, tuy nhiên, tính hiệu lực, hiệu quả của các chính sách này chưa cao. Một số văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn của trung ương ban hành chưa kịp thời và hướng dẫn chưa cụ thể việc triển khai thực hiện; đồng thời, một số văn bản có sự điều chỉnh, bổ sung hoặc thay thế trong thời gian ngắn nên quá trình tổ chức thực hiện ở địa phương gặp nhiều khó khăn. Điển hình như, Luật Nhà ở năm 2014 có hiệu lực từ 01/7/2015, nhưng đến ngày 10/12/2015, Nghị định số 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật mới có hiệu lực và đến ngày 30/6/2016, Bộ Xây dựng mới ban hành Thông tư số 19/2016/TT-BXD hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Luật Nhà ở và Nghị định số 99/2015/NĐ-CP.

Hai là, chính quyền địa phương ở một số nơi chưa thực sự quan tâm đến việc phát triển nhà ở cho công nhân tại các KCN, hằng năm chưa đưa chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội vào kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội; chưa thực hiện nghiêm quy định dành 20% quỹ đất trong các dự án nhà ở thương mại để phát triển nhà ở xã hội. Mặt khác, quy trình, thủ tục để được mua, thuê nhà ở xã hội vẫn còn khắt khe, rườm rà, phức tạp, gây khó khăn cho công nhân làm việc trong các KCN nên hiện tại, nhiều công nhân vẫn chưa tiếp cận được nhà ở.

Ba là, nguồn vốn ngân sách một số địa phương còn hạn hẹp dẫn đến không bố trí được vốn dành cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để thu hút cộng đồng DN tham gia đầu tư dự án và thu hút công nhân mua nhà ở. Bên cạnh đó, việc tiếp cận vốn vay của công nhân, người lao động tới chính sách tín dụng theo quy định tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP cũng còn nhiều bất cập.

Bốn là, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về nhà ở cho công nhân tại các KCN còn chưa sâu rộng. Nhiều DN và công nhân không biết đến những chính sách, quy định của pháp luật, do đó chưa thu hút được sự đầu tư mạnh mẽ của DN và công nhân chưa tiếp cận được với các chính sách nhà ở xã hội.

Năm là, hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về nhà ở, đặc biệt là nhà ở dành cho công nhân làm việc tại các KCN hiện nay chưa được xây dựng đầy đủ, gây khó khăn cho cộng đồng DN, người lao động trong quá trình tiếp cận thông tin.

Quy định về nhà ở công nhân trong khu công nghiệp hiện nay.

Quy định về nhà ở công nhân trong khu công nghiệp
Quy định về nhà ở công nhân trong khu công nghiệp

Khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu công nghiệp là những khu chức năng mà theo Luật Quy hoạch 2017, Luật sửa đổi 37 Luật liên quan đến Luật Quy hoạch, việc lập quy hoạch tuân thủ theo quy định của Luật Xây dựng. Bên cạnh đó một trong những văn bản luật quan trọng quy định về quy hoạch và quản lý khu công nghiệp là nghị định 82/2018/NĐ-CP được ban hành ngày 22/5/2018 thay thế cho nghị định 29/2008/NĐ-CP trước đây trong đó có các quy định liên quan đến khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu công nghiệp cùng với các quy định liên quan đến vấn đề nhà ở công nhân gắn với các khu công nghiệp.

Các chính sách và pháp luật về nhà ở cho công nhân tại khu công nghiệp

Theo Nghị định 82/2018/NĐ-CP, Khu kinh tế là khu vực có ranh giới địa lý xác định, gồm nhiều khu chức năng, được thành lập để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư, phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ an ninh, quốc phòng. Trong khu kinh tế sẽ có Khu công nghiệp và cả các khu đô thị và đôi khi là 1 phần, hoặc toàn bộ 1 đô thị và trên thực tế thì các khu kinh tế đều có sự gắn kết giữa chức năng khu công nghiệp và chức năng đô thị. Theo Luật Xây dựng, các Khu kinh tế phải lập quy hoạch chung xây dựng và với đặc thù là các khu kinh tế đã bao gồm cả khu công nghiệp và đô thị, trong quá trình Lập quy hoạch chung sẽ có sự nghiên cứu để gắn kết đô thị và khu công nghiệp một cách chính thức và có tính tổng thể. Quy hoạch chung Khu kinh tế sẽ được Thủ tướng phê duyệt, trên cơ sở quy hoạch chung, các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư xây dựng sẽ được thực hiện theo quy định.

Các Khu công nghiệp tùy theo quy mô cũng phải lập Quy hoạch chung, quy hoạch phân khu để làm cơ sở lập quy hoạch chi tiết và các dự án. Tuy nhiên, đối với Khu công nghiệp, Quy hoạch chung, Quy hoạch phân khu Khu công nghiệp thường được thực hiện trong giới hạn hàng rào khu công nghiệp (trong đó hầu hết các chức năng liên quan đến dây chuyền sản xuất công nghiệp cũng như hạng mục phụ trợ khác và không có các nội dung liên quan đến vấn đề nhà ở, hạ tầng xã hội). Các Khu đô thị, khu ở công nhân và hạ tầng xã hội kèm theo sẽ được quy hoạch riêng vì vậy việc gắn kết với quy hoạch khu công nghiệp còn hạn chế. Như vậy khác với Khu kinh tế đã có cơ sở pháp lý cho việc trong quá trình Quy hoạch xem xét đến sự liên kết, kết nối giữa chức năng công nghiệp và đô thị với nhau, thì đối với Khu công nghiệp chưa có cơ sở pháp lý rõ ràng cho việc bắt buộc phải xem xét sự liên kết, kết nối giữa Khu công  nghiệp và khu đô thị, các đô thị với từng dự án Khu công nghiệp cụ thể . Riêng đối với hệ thống Khu công nghiệp và hệ thống đô thị, điểm dân cư toàn tỉnh thì hiện nay đã có Quy hoạch tỉnh nghiên cứu xem xét tuy nhiên chưa có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.

Ngoài ra, Nghị định 82/2018/NĐ-CP cũng đã đưa ra khái niệm Khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ gồm các khu chức năng: Khu công nghiệp là khu chức năng chính; khu đô thị – dịch vụ có chức năng hỗ trợ, cung cấp các dịch vụ tiện ích xã hội cho khu công nghiệp (có thể bao gồm các phân khu chức năng như: Nhà ở, bệnh viện, trường học, trung tâm nghiên cứu và phát triển, trung tâm ươm tạo doanh nghiệp và một số hạng mục công trình kinh tế – xã hội khác cần thiết cho sự phát triển đồng bộ, bền vững của khu), được đầu tư xây dựng để đảm bảo sự phát triển hiệu quả, bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường của khu công nghiệp. Quy mô diện tích khu đô thị – dịch vụ tối đa không vượt quá một phần ba (1/3) quy mô diện tích khu công nghiệp. Các Khu kinh tế bắt buộc phải lập Quy hoạch chung xây dựng trình Thủ tướng phê duyệt làm cơ sở để triển khai quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và các dự án. Tuy nhiên, ngay với Khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ thì các khu chức năng công nghiệp và đô thị dịch vụ vẫn phải có sự tách biệt nhất định. Đồng thời, đối với trường hợp Khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ vẫn chưa có sự thống nhất về quy trình tổ chức lập quy hoạch theo đó sẽ lập Quy hoạch chung Khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ sau đó lập các quy hoạch phân khu hay chỉ đưa Khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ vào danh mục sau đó sẽ lập quy hoạch chung cho từng chức năng riêng biệt. Vì vậy, trong quy hoạch sự kết nối giữa quy hoạch khu công nghiệp với nhà ở công nhân cũng chưa thực sự rõ ràng và vẫn phụ thuộc nhiều vào quyết tâm của cơ quan quản lý nhà nước cũng như năng lực đầu tư, và sự quan tâm của các chủ đầu tư xây dựng khu công nghiệp.

Thực hiện chính sách và pháp luật về nhà ở cho công nhân tại khu công nghiệp

Cũng trong nghị định 82/2018/NĐ-CP, dự án đầu tư xây dựng nhà ở, công trình văn hóa, thể thao công trình kết cấu hạ tầng xã hội phục vụ công nhân làm việc tại khu công nghiệp, khu kinh tế được hưởng ưu đãi theo quy định pháp luật về xây dựng nhà ở xã hội và pháp luật có liên quan và chi phí đầu tư xây dựng vận hành hoặc thuê nhà chung cư và các công trình kết cấu hạ tầng xã hội phục vụ cho công nhân làm việc tại khu công nghiệp, khu kinh tế là chi phí hợp lý được khấu trừ để tính thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp có dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở để cho các đối tượng là người lao động tại các khu công nghiệp, khu kinh tế thuê; người sử dụng lao động, doanh nghiệp phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế tham gia đầu tư xây dựng nhà ở, công trình xã hội, văn hóa, thể thao cho người lao động trong khu công nghiệp, khu kinh tế. Quy hoạch nhà ở, công trình xã hội, văn hóa, thể thao cho người lao động khu công nghiệp gắn liền với quy hoạch các khu công nghiệp trên địa bàn. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy hoạch và bố trí quỹ đất ở và vị trí phù hợp để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp xây dựng nhà ở, công trình xã hội, văn hóa, thể thao cho người lao động trong khu công nghiệp. Trong quá trình thực hiện thủ tục đầu tư dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp phải báo cáo cơ quan đăng ký đầu tư phương án giải quyết nhà ở, công trình xã hội, văn hóa, thể thao cho người lao động khu công nghiệp. Đối với các khu công nghiệp có khó khăn về nhà ở, công trình xã hội văn hóa, thể thao cho người lao động, căn cứ vào điều kiện cụ thể trên cơ sở kiến nghị của nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp và ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh diện tích khu công nghiệp trong quy hoạch phát triển khu công nghiệp để dành một phần diện tích đất khu công nghiệp đã được giải phóng mặt bằng để đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội, công trình xã hội, văn hóa, thể thao cho người lao động. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ đồng ý, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng khu công nghiệp theo quy định của pháp luật xây dựng. Trong trường hợp khu vực quy hoạch phát triển nhà ở, công trình xã hội, văn hóa, thể thao nằm liền kề khu công nghiệp thì ủy ban nhân dân cấp trình phê duyệt quy hoạch xây dựng khu công nghiệp gắn với quy hoạch xây dựng khu nhà ở, công trình văn hóa, thể thao cho người lao động khi công nghiệp. Như vậy đối với khu công nghiệp thì sự gắn kết với đô thị trong quy hoạch và quản lý có sự hạn chế hơn, tuy nhiên, các yêu cầu về tổ chức nhà ở, hạ tầng xã hội cho công nhân đã được yêu cầu trong quy định pháp luật, bên cạnh đó khái niệm về kết nối đô thị – công nghiệp cũng đã bước đầu được đề cập thông qua khái niệm Khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ.

Chính sách nhà ở cho công nhân làm việc trong khu công nghiệp đang được lồng ghép vào chính sách nhà ở xã hội trong Luật Nhà ở năm 2014. Hiện nay, Luật Nhà ở 2014 đang được nghiên cứu sửa đổi theo hướng có cơ chế, chính sách riêng về khuyến khích đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân. Tuy nhiên, hiện nay theo quy định, nhà ở công nhân được gắn với hệ thống nhà ở xã hội, bên cạnh đó với quy định hạn chế đất dân dụng trong Khu công nghiệp, dẫn đến trong quy hoạch đô thị mặc dù đã đưa yêu cầu về hệ thống quỹ đất dành cho nhà ở xã hội, nhưng chưa gắn kết vấn đề nhà ở xã hội (trong đó có nhà ở công nhân) với các Khu công nghiệp. Không những vậy, hiện vẫn còn tình trạng, một số địa phương chưa quan tâm chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở, đặc biệt là kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân. Tại một số địa phương, trong quy hoạch đô thị chưa xác định rõ quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội, chưa thực hiện nghiêm quy định dành 20% quỹ đất trong các dự án nhà ở thương mại để phát triển nhà ở xã hội hoặc có bố trí nhưng lại ở những vị trí không thuận lợi hoặc chưa giải phóng xong mặt bằng…dẫn đến thiếu quỹ đất sạch để triển khai dự án nhà ở xã hội.

Thông tin liên hệ

Tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quy định về nhà ở công nhân trong khu công nghiệp ” Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến vấn đề pháp lý về cách soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất đơn giản,…, Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833 102 102. để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động quản lý nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp?

Thứ nhất, cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá lại cũng như ban hành các văn bản hướng dẫn, cơ chế, chính sách ưu đãi cụ thể đối với nhà đầu tư, các nhóm đối tượng theo quy định của Luật Nhà ở; nghiên cứu điều chỉnh cơ chế, chính sách, quy định áp dụng riêng cho các dự án nhà ở cho công nhân tại các KCN.
Thứ hai, rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan có chức năng QLNN về nhà ở, tiếp tục đẩy mạnh, đổi mới phương thức làm việc và cần tinh gọn hơn trong giải quyết các thủ tục hành chính; đề ra những cơ chế cụ thể, rõ ràng cho việc phối hợp thống nhất, đồng bộ, nhịp nhàng giữa các cơ quan QLNN về nhà ở.
Thứ ba, rà soát quy hoạch đô thị chi tiết, gắn quy hoạch nhà ở cho người lao động KCN với quy hoạch phát triển đô thị. Đặc biệt, có đánh giá các yếu tố liên quan đến văn hóa, xã hội, phong tục, tập quán đối với các vùng, miền. Hỗ trợ các nhà đầu tư nhà ở cho công nhân tại các KCN, tiếp cận với đất sạch để đầu tư xây dựng. Quản lý, giám sát chặt chẽ đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân lao động thuê trọ; tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình xây dựng nhà ở tiêu chuẩn cho công nhân lao động thuê trọ.
Thứ tư, hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư, huy động các nguồn lực xã hội cho các dự án xây dựng khu nhà ở cho công nhân; có chính sách khuyến khích các DN, nhất là DN hoạt động sản xuất – kinh doanh tại các KCN tự xây nhà hoặc tiếp tục hỗ trợ trực tiếp một phần tiền thuê nhà cho công nhân gắn với chất lượng, hiệu quả sản xuất – kinh doanh của DN và của người lao động. Tiếp tục đẩy mạnh và có giải pháp đột phá để khuyến khích, thu hút các nguồn vốn, nhà đầu tư phát triển nhà ở cho công nhân KCN. Đồng thời, mở rộng đối tượng ưu đãi, hỗ trợ về thuế cho người dân hiện đang có nhà trọ cho công nhân thuê và tham gia xây dựng nhà ở cho người lao động tại các địa bàn có KCN để có thể xây dựng, nâng cấp, cải tạo nhà trọ hiện có, đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho công nhân KCN, giảm giá cho thuê.
Thứ năm, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền (chủ trương, chính sách về ưu đãi, hỗ trợ về tín dụng, giá bán,…) để thu hút nhà đầu tư, người dân tham gia vào các dự án nhà ở cho công nhân tại các KCN.
Thứ sáu, đẩy mạnh thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và nhận thức của cán bộ phụ trách quản lý nhà ở xã hội cho công nhân tại các KCN.
Thứ bảy, tổ chức thực hiện các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát một cách thường xuyên, liên tục, kịp thời và nhanh chóng; đồng thời, thực hiện đa dạng các hình thức thanh tra, kiểm tra, giám sát (định kỳ, đột xuất), tránh việc thực hiện mang nặng tính hình thức và chưa gắn với công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức.

Các hình thức nhà ở tại các khu công nghiệp?

Với một số thay đổi từ các quy định trong Nghị định 82/2018/NĐ-CP với các mô hình khu công nghiệp mới: Khu công nghiệp phụ trợ, khu công nghiệp sinh thái hay khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ, từ đó dẫn đến thực tế có hai mô hình đầu tư phổ biến, mỗi hình thức có mỗi quan tâm đến việc hình thành khu vực nhà ở công nhân một cách khác nhau, cụ thể như sau:
– Khu công nghiệp phát triển theo hình thức đầu tư cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp và cho thuê như Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Khu Bắc Thăng Long. Các Khu công nghiệp này do quy định hạn chế về sử dụng đất dân dụng trong Khu công nghiệp nên đã ảnh hưởng tới cung cấp dịch vụ nhà ở công nhân chuyên gia, dịch vụ thương mại trong Khu công nghiệp.
– Khu công nghiệp phát triển theo mô hình kín do 1 chủ đầu tư thực hiện như VSIP (Bắc Ninh), Vinfast (Hải Phòng), phát triển Khu công nghiệp gắn nhà ở dịch vụ cho công nhân, dịch vụ thương mại trong Khu công nghiệp.