Nghị định xử phạt các hành vi vi phạm trong lĩnh vực xây dựng

28/12/2022 | 09:48 43 lượt xem SEO Tài

Hiện nay, với thời đại hội nhập, kinh tế ngày càng phát triển theo đó mà môi trường bất động sản ngày càng nóng lên, hoạt động xây dựng các nhà ở, công trình diễn ra ngày càng nhiều. Việc quản lý trật tự công trình hay quản lý, đảm bảo hoạt động xây dựng được diễn ra một cách đúng trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật là điều cần phải tuân thủ theo. Nhưng bên cạnh đó, tình trạng vi phạm các quy định trong lĩnh vực xây dựng xây ra cũng đáng kể, vì vậy nhà nước cần ban hành những chế tài để xử lý những vi phạm này. Hãy cùng tư vấn đất đai của chúng tôi tìm hiểu về nghị định xử phạt các hành vi vi phạm trong lĩnh vực xây dựng hiện hành – Nghị định 16/2022/NĐ-CP hiện nay. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn đọc.

Thuộc tính văn bản

Số hiệu:16/2022/NĐ-CPLoại văn bản:Nghị định
Nơi ban hành:Chính phủNgười ký:Lê Văn Thành
Ngày ban hành:28/01/2022Ngày hiệu lực:Đã biết
Ngày công báo:Đã biếtSố công báo:Đã biết
Tình trạng:Đã biết

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Nghị định

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng.

Vi phạm hành chính về xây dựng quy định xử phạt tại Nghị định này bao gồm: hoạt động xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, kinh doanh bất động sản, quản lý, phát triển nhà.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

2. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.

Thời hiệu xử phạt hành chính trong lĩnh vực xây dựng

Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, sản xuất vật liệu xây dựng.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm đối với hoạt động xây dựng, quản lý, phát triển nhà.

2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này được quy định như sau:

a) Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hoạt động xây dựng (trừ Điều 9, Điều 10, Điều 19, Điều 20, Điều 21 Nghị định này) và các hành vi quy định tại khoản 2 Điều 41, điểm b khoản 4 Điều 44, điểm a khoản 2 Điều 45, khoản 1 Điều 47, điểm a khoản 2 Điều 48, điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 55, khoản 3 Điều 57, điểm b khoản 1, điểm c, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i khoản 2 Điều 63 được tính từ ngày bàn giao công trình, hạng mục công trình theo quy định;

Đối với nhà ở riêng lẻ, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày hoàn thành công trình được ghi hợp đồng thi công xây dựng công trình (nếu có) hoặc ngày đưa công trình vào sử dụng;

b) Các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 44, điểm đ, điểm g khoản 2 Điều 47, khoản 1 Điều 48, khoản 1 Điều 53, điểm d khoản 1, điểm đ khoản 3 Điều 55, điểm b khoản 1 Điều 58, điểm c khoản 2 Điều 59, điểm a khoản 1 Điều 60, điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều 61, điểm a khoản 1 Điều 63, điểm c khoản 5 Điều 64, điểm d khoản 1 Điều 67, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 68, điểm d khoản 2 Điều 69 thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được tính từ thời điểm đã thực hiện xong các hoạt động của hành vi vi phạm đó;

c) Các hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều 44, khoản 2 Điều 46, điểm a khoản 2 Điều 47, điểm b khoản 1 Điều 55, điểm c, điểm đ khoản 1, điểm a, điểm b khoản 2, điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i khoản 3, điểm a, điểm b khoản 4 Điều 58, điểm b, điểm đ khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 59, điểm a, điểm b khoản 1, khoản 3, khoản 4, điểm a, điểm b khoản 5 Điều 64, điểm b, điểm h khoản 2 Điều 67, điểm a khoản 1 Điều 68 thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được tính từ ngày các bên thực hiện xong các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc văn bản giao dịch đã ký kết hoặc ngày thanh lý hợp đồng;

d) Các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 46, điểm a khoản 1 Điều 49, khoản 1 Điều 50, điểm a khoản 1 Điều 51, điểm a khoản 2 Điều 53 thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được tính từ ngày phải định kỳ thực hiện công việc định kỳ kiểm tra, đánh giá theo quy định;

đ) Các hành vi quy định tại điểm c khoản 3 Điều 58, khoản 3 Điều 63 thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được tính từ ngày dự án đầu tư phải hoàn thành ghi trong quyết định đầu tư hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định gia hạn tiến độ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 63 thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được tính từ ngày dự án xây dựng nhà ở có quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan có thẩm quyền;

e) Hành vi quy định tại điểm d khoản 2 Điều 67 thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được tính từ ngày bàn giao đầy đủ kinh phí bảo trì cho Ban quản trị nhà chung cư;

Nghị định xử phạt các hành vi vi phạm trong lĩnh vực xây dựng
Nghị định xử phạt các hành vi vi phạm trong lĩnh vực xây dựng

g) Các hành vi quy định tại điểm e khoản 2, điểm d khoản 3 Điều 67, điểm c, điểm d khoản 1 Điều 69 thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được tính từ ngày Ban quản trị gửi văn bản đề nghị chuyển giao kinh phí bảo trì; hành vi quy định tại điểm d khoản 4 Điều 67 thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được tính từ ngày bàn giao hồ sơ nhà chung cư theo quy định; hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều 69 thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được tính từ ngày ban quản trị có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện yêu cầu chủ đầu tư phải bàn giao hồ sơ;

h) Hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều 45 thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được tính từ ngày phê duyệt kế hoạch cấp nước;

i) Các hành vi quy định tại điểm a, điểm d khoản 1, điểm b, điểm c khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 61, khoản 1 Điều 62 thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được tính từ ngày cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học theo quy định;

k) Hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều 44 thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được tính từ ngày bàn giao thiết bị đưa vào sử dụng; hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều 53 thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được tính từ ngày hoàn thành việc sửa chữa, thay thế, lắp đặt mới nguồn sáng và các thiết bị chiếu sáng;

l) Hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều 56 thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được tính từ ngày khởi công công trình;

m) Hành vi quy định tại điểm d khoản 2 Điều 63 thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được tính từ ngày phương án tái định cư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

n) Hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều 67 thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được tính từ ngày gửi kinh phí bảo trì theo quy định;

o) Các hành vi vi phạm về xây dựng quy định tại nghị định này mà không thuộc trường hợp quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n khoản này thì người có thẩm quyền xử phạt căn cứ vào Luật Xử lý vi phạm hành chính và các hồ sơ tài liệu có liên quan để xác định thời điểm tính thời hiệu xử phạt.

Hình thức xử phạt, mức phạt tiền tối đa, biện pháp khắc phục hậu quả và thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực xây dựng

Điều 4. Hình thức xử phạt, mức phạt tiền tối đa, biện pháp khắc phục hậu quả và thẩm quyền xử phạt

1. Hình thức xử phạt chính:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền;

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 03 tháng đến 24 tháng;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

3. Trong Nghị định này, mức phạt tiền tối đa được quy định như sau:

a) Trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản là 1.000.000.000 đồng;

b) Trong hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý, phát triển nhà là 300.000.000 đồng;

c) Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 24; điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 59, điểm a khoản 3 Điều 64, Điều 65, khoản 1 (trừ điểm e) Điều 70 Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả được quy định cụ thể như sau:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;

b) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường;

c) Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm;

d) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;

đ) Buộc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng;

e) Những biện pháp khác được quy định cụ thể tại Nghị định này.

5. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Chương VI Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của tổ chức. Thẩm quyền phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân bằng 1/2 lần thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức.

Tải xuống Nghị định xử phạt các hành vi vi phạm trong lĩnh vực xây dựng

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Nghị định xử phạt các hành vi vi phạm trong lĩnh vực xây dựng ” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới cách Chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Vi phạm xây dựng không phép được hiểu là như thế nào?

Xây dựng không phép là hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng; mà theo quy định phải có giấy phép

Những trường hợp không được điều chỉnh, cấp giấy phép hiện nay?

Căn cứ điểm d khoản 11 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP; hành vi tổ chức thi công xây dựng sai phép, không phép thuộc một trong những trường hợp dưới đây; sẽ không được điều chỉnh; hoặc cấp giấy phép nhằm hợp thức hóa công trình, phần công trình vi phạm:
1. Xây dựng công trình không phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt.
2. Xây dựng công trình vi phạm chỉ giới xây dựng.
3. Xây dựng công trình sai cốt xây dựng.
4. Hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng không đúng giấy phép mà hành vi vi phạm đã kết thúc.

Biện pháp khắc phục hậu quả khi vi phạm quy định về khảo sát xây dựng là gì?

a) Buộc tổ chức lập hoặc phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng đúng quy định với hành vi quy định tại điểm a, điểm d khoản 3 Điều này đối với công trình chưa khởi công xây dựng;
b) Buộc tổ chức lập hoặc phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng đúng quy định với hành vi quy định tại điểm b, điểm đ khoản 3 Điều này đối với công trình chưa khởi công xây dựng;
c) Buộc tổ chức lập, phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng sửa đổi, bổ sung theo quy định với hành vi quy định tại điểm c khoản 3 Điều này đối với công trình chưa khởi công xây dựng;
d) Buộc tổ chức giám sát khảo sát xây dựng hoặc giám sát khảo sát xây dựng theo quy định với hành vi quy định tại điểm e khoản 3 Điều này đối với công trình đang thi công xây dựng;
đ) Buộc phê duyệt hoặc buộc phê duyệt lại dự toán với hành vi quy định tại điểm g khoản 3 Điều này (áp dụng trong trường hợp chưa ký hợp đồng kinh tế với nhà thầu khảo sát);
e) Buộc bổ sung năng lực hoặc buộc lựa chọn tổ chức, cá nhân đảm bảo về năng lực với hành vi quy định tại điểm h khoản 3 Điều này trong quá trình đang thực hiện công tác khảo sát.