Mẫu đơn làm sổ đỏ nhà đất mới năm 2023

07/03/2023 | 09:48 9 lượt xem Thanh Loan

Sổ đỏ có giá trị pháp lý rất quan trọng đối với người sử dụng đất. Nếu mua bán, tặng cho, chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì phải làm thủ tục sang tên Sổ đỏ. Khi đó cần chuẩn bị hồ sơ, thủ tục cấp Sổ đỏ phải nộp tại cơ quan có thẩm quyền. Khi làm thủ tục cấp sổ đỏ, người sử dụng đất thường không biết cách điền vào mẫu đơn xin cấp sổ đỏ. Mời các bạn tham khảo bài viết “Mẫu đơn làm sổ đỏ nhà đất mới năm 2023” hướng dẫn làm thủ tục cấp sổ đỏ để chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ thực hiện làm sổ đỏ. Tư vấn Luật đất đai sẽ cung cấp đến bạn đầy đủ thông tin về làm sổ đỏ để bạn có thể tham khảo.

Trường hợp nào không được làm sổ đỏ?

  • Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
  • Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế
  • Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quả lý rừng đặc dụng.
  • Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Người sử sụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đơn làm sổ đỏ được hiểu như thế nào?

Sổ đỏ hay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là “chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.” (Khoản 16 Điều 3 Luật đất đai 2013)

Từ đó có thể hiểu đơn xin cấp sổ đỏ là văn bản thể hiện mong muốn xác nhận quyền đối với diện tích đất thuộc quyền sử dụng của mình.

Tải xuống mẫu đơn làm sổ đỏ nhà đất mới năm 2023

Mẫu đơn làm sổ đỏ nhà đất mới năm 2023
Mẫu đơn làm sổ đỏ nhà đất mới năm 2023

Hướng dẫn viết đơn làm sổ đỏ

Mục “Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người quản lý đất”

Cá nhân ghi họ tên, năm sinh, số giấy CMND; hộ gia đình ghi chữ “Hộ ông” (hoặc “Hộ bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, số giấy chứng minh nhân dân (nếu có) của hai vợ chồng chủ hộ (người có chung quyền sử dụng đất của hộ). Tổ chức ghi tên và quyết định thành lập hoặc giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư (gồm tên và số, ngày ký, cơ quan ký văn bản). Cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài ghi họ tên, năm sinh, quốc tịch, số và ngày cấp, nơi cấp hộ chiếu. Trường hợp nhiều chủ cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản thì kê khai tên các chủ đó vào danh sách kèm theo).

Mục “Thửa đất đăng ký”

Trường hợp đăng ký nhiều thửa đất nông nghiệp mà không đề nghị cấp giấy hoặc đề nghị cấp chung một GCN nhiều thửa đất nông nghiệp thì tại dòng đầu của điểm 3 mục I chỉ ghi tổng số thửa và kê khai từng thửa vào danh sách kèm theo (Mẫu 04c/ĐK).

Mục “Tài sản gắn liền với đất”

Ghi cụ thể: được Nhà nước giao có thu tiền hay giao không thu tiền hay cho thuê trả tiền một lần hay thuê trả tiền hàng năm hoặc nguồn gốc khác.

Ghi cụ thể: Nhà ở riêng lẻ, căn hộ chung cư, văn phòng, nhà xưởng, nhà kho,…

Hướng Dẫn Thủ Tục Làm Sổ Đỏ

Thủ tục làm sổ đỏ là cách gọi thông thường của người dân khi làm thủ tục đăng ký và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu. Theo Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, quy định trình tự xin cấp Sổ đỏ được thực hiện qua các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT quy định các loại giấy tờ cần phải nộp khi làm thủ tục cấp sổ đỏ bao gồm:

  • Đơn đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 04a/ĐK;
  • Một trong các loại giấy tờ chứng minh nguồn gốc sử dụng đất

Đối với đăng ký về quyền sử dụng đất thì cần có một trong số các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai năm 2013 và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành chi tiết một số điều của Luật Đất đai như:

  • Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;….

Đối với đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì cần có một trong số các loại giấy tờ theo quy định tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2013 như sau:

  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (Điều 31);
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở (Điều 32);
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng (Điều 33);
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu cây lâu năm.

Trường hợp không có một trong các loại giấy tờ nêu trên thì làm đơn xin xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có bất động sản về việc bất động sản này không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch của địa phương.

Trường hợp có đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề thì phải có hợp đồng, văn bản thỏa thuận hoặc Quyết định của Tòa án kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước của thửa đất.

  • Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai
  • Bản sao có công chứng Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu, hộ khẩu thường trú của người yêu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Bước 2: Nộp hồ sơ làm sổ đỏ

Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện đối với nơi chưa thành lập Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

Hộ gia đình, cá nhân có thể nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất nếu có nhu cầu.

Lưu ý: Với địa phương đã có bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thì nộp tại bộ phận một cửa.

Bước 3: Quá trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền

Không quá 30 ngày từ ngày Văn phòng đăng ký đất đai nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của người đề nghị đăng ký theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 61 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.

Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu được tăng thêm 15 ngày.

Bước 4: Trả kết quả

Văn phòng đăng ký đất đai trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người được cấp, kết thúc thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại cấp xã thì gửi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Ủy ban nhân dân cấp xã để trao cho người được cấp.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Mẫu đơn làm sổ đỏ nhà đất mới năm 2023” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tư vấn Luật đất đai luôn có đội ngũ chuyên viên tư vấn pháp lý, luật sư uy tín, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý và các thông tin pháp lý liên quan như là soạn thảo mẫu hợp đồng thuê nhà ngắn gọn vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Thời gian làm sổ đỏ nhanh nhất là bao lâu?

Mặc dù quy định đã có, nhưng trong quá trình làm thủ tục xin cấp Sổ hồng sẽ không tránh khỏi một vài phát sinh. Theo Khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP. Theo đó:
Làm sổ đỏ lần đầu là không quá 30 ngày làm việc.
Sang tên sổ đỏ là không quá 15 ngày làm việc.

Làm sổ đỏ bị chậm xử lý phải giải quyết như thế nào?

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà có cách xử lý khác nhau. Trên thực tế nên chia thành 03 mức độ, với mỗi mức độ có cách xử lý cho phù hợp như sau:
Mức độ 1: Hỏi lý do vì sao không giải quyết theo đúng thời hạn (không theo thời hạn tại phiếu hẹn trả kết quả) – có thể “gia hạn thêm” dù pháp luật không quy định.
Mức độ 2: Khiếu nại.
Mức độ 3: Khởi kiện hành chính (khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính) theo quy định của Luật Tố tụng hành chính 2015.

Làm sổ đỏ có cần hộ khẩu không?

Thông tư số 09/2021/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2013, như sau:
Trường hợp nộp hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp sổ đỏ mà có yêu cầu thành phần là bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy chứng minh quân đội hoặc thẻ căn cước công dân hoặc sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ khác chứng minh nhân thân thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ sử dụng dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư mà không yêu cầu người nộp hồ sơ phải nộp các giấy tờ này để chứng minh nhân thân.
Với quy định này, khi dữ liệu quốc gia về dân cư được chia sẻ và kết nối với dữ liệu của lĩnh vực đất đai thì người dân khi làm thủ tục cấp sổ đỏ sẽ không cần mang theo bản sao các loại giấy tờ: Chứng minh thư nhân dân, Căn cước công dân, sổ hộ khẩu…