Mẫu đơn khiếu nại lấn chiếm không gian mới

30/11/2022 | 14:01 195 lượt xem Thanh Loan

Việc lấn chiếm không gian đất là một vấn đề phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Tranh chấp thường phát sinh khi không xác định rõ ràng ranh giới đất đai, không hiểu rõ pháp luật về đất đai. Nếu việc giải quyết bởi cơ quan có thẩm quyền, công dân có quyền khiếu nại quyết định nếu phát hiện sai lầm trong quá trình này. Ngoài ra, việc công dân có thể nộp đơn khiếu nại xâm phạm nếu họ nhận thấy rằng không gian của họ đang bị người khác sử dụng. Xem và tải xuống mẫu đơn khiếu nại lấn chiếm không gian mới của Tư vấn luật đất đai.

Căn cứ pháp lý

Lấn chiếm không gian là gì?

Người sử dụng đất có quyền với phần không gian từ ranh giới thửa đất của mình, điều này được quy định cụ thể theo luật định. Theo điều 175 Bộ luật dân sự quy định về quyền của người sử dụng đất đối với không gian như sau:

“Điều 175 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.

2. Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác. Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Lấn chiếm không gian là hành vi lấn chiếm khoảng không trên đất người khác, có thể xảy ra do hành vi xây dựng ban công và xây dựng mái che, mái nhà,… lấn chiếm sang khoảng không gian không thuộc sở hữu của mình, lấn sang không gian của người khác một cách trái phép.

Hành vi lấn chiếm không gian là hành vi vi phạm pháp luật, được quy định cụ thể tại Điều 12 Luật Xây dựng 2014: “Sử dụng công trình không đúng với mục đích, công năng sử dụng; xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung.”

Đồng thời, hành vi này còn vi phạm nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng, quy định tại Điều 174 Bộ luật dân sự 2015: “…không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh.

Mẫu đơn khiếu nại lấn chiếm không gian là gì?

Theo pháp luật hiện hành, đơn khiếu nại lấn chiếm không gian là loại văn bản được người khiếu nại dùng để khiếu nại về việc lấn chiếm không gian phát sinh khi khoảng không gian nằm trong diện tích đất của mình bị lấn chiếm bất hợp pháp.

Trên thực tế, việc khiếu nại tranh chấp lối đi chung là một trong những trường hợp phổ biến xảy ra nhất.

Mẫu đơn khiếu nại lấn chiếm không gian dùng để làm gì?

Khi người sử dụng đất bị chiếm dụng không gian một cách bất hợp pháp từ những chủ thể khác thì người sử dụng đất hoàn toàn có quyền khiếu nại đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết đòi lại quyền lợi chính đáng của mình.

Đơn khiếu nại lấn chiếm không gian sẽ dùng để thông báo và thể hiện yêu cầu của người sử dụng đất nêu ra việc lấn chiếm không gian cũng như yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.

Quy định pháp luật về khiếu nại lấn chiếm không gian

Tại khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 giải thích: “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật Khiếu nại, tố cáo quy định, đề nghị với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.

Khi người sử dụng đất bị chiếm dụng không gian một cách bất hợp pháp từ những chủ thể khác thì người sử dụng đất hoàn toàn có quyền khiếu nại đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết đòi lại quyền lợi và bảo vệ lợi ích chính đáng của bản thân. Các hành vi xâm phạm đến không gian là vi phạm pháp luật, người dân cần nắm rõ những quy định và quyền

Đối với các Hành vi vi phạm quy định tại Điều 12 Luật Xây dựng 2020, cụ thể là: “Sử dụng công trình không đúng với mục đích, công năng sử dụng; xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung.”

Ngoài ra hành vi xây dựng lấn chiếm khoảng không gian trên đất của người khác còn vi phạm nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng, được quy định căn cứ dựa trên Điều 174 Bộ luật dân sự 2015: “…không được xâm phạm đến quyền, và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh.

Theo quy định tại Điều 204 Luật Đất đai 2013:

Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.

Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Khi có hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp về đất đai nếu các bên không thỏa thuận được thì các bước giải quyết sẽ được tiến hành như sau:

Bước 1: Hòa giải

Theo quy định tại Điều 202  Luật Đất đai 2013 đã quy định : Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

Cơ quan giải quyết: Tranh chấp khoảng không gian trên đất mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã / phường nơi có đất tranh chấp để tiến hành hòa giải.

Thủ tục hòa giải tranh chấp về đất đai tại UBND xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, và thời gian được tính kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu.

Nếu hai bên tranh chấp tiến hành hòa giải thành công thì sẽ không cần đi đến bước 2 là khởi kiện.

Bước 2: Khởi kiện

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã/ phường mà không thành thì được giải quyết theo Điều 203 Luật đất đai 2013 như sau:

Đối với tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết theo quy định;

Đối với tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ theo quy định thì lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết sau:

  • Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền, đó là Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
  • Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự theo thủ tục tố tụng dân sự. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên cố tình không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành bằng các biện pháp của pháp luật.
Mẫu đơn khiếu nại lấn chiếm không gian mới
Mẫu đơn khiếu nại lấn chiếm không gian mới

Tải xuống mẫu đơn khiếu nại lấn chiếm không gian mới

Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn khiếu nại lấn chiếm không gian

Để viết được một đơn khiếu nại lấn chiếm không gian đúng và hợp pháp, bạn phải lưu ý những điểm sau đây:

  • Đối với mục kính gửi: Tại mục này, bạn điền thông tin Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai là Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi có đất xảy ra tranh chấp;
  • Đối với mục thông tin người làm đơn, bạn phải điền đúng thông tin nhân thân của cá nhân bao gồm họ và tên đầy đủ, ngày tháng năm sinh, số căn cước công dân, địa chỉ. Trong trường hợp người làm đơn không thể tự mình thực hiện được mà phải thông qua người đại diện thì thông tin của người đại diện cũng phải được đề cập rõ trong đơn giải quyết tranh chấp đất đai;
  • Đối với phần nội dung khiếu nại tranh chấp: Nội dung này bạn cần ghi ngắn gọn, súc tích, mạch lạc nhưng phải đảm bảo đầy đủ các thông tin quan trọng liên quan đến tranh chấp, gồm: sự việc dẫn tới tranh chấp đất đai theo trình tự thời gian và nội dung tranh chấp giữa 02 bên liên quan đến diện tích đất tranh chấp;
  • Đối với nội dung yêu cầu Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp: Đây là phần mà Cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ để đưa ra phương án giải quyết cho bạn, vì vậy người làm đơn cần xác định đúng yêu cầu giải quyết tranh chấp (yêu cầu chính, trọng tâm) tránh lan man sang những yêu cầu khác không nằm trong thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân xã.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Mẫu đơn khiếu nại lấn chiếm không gian mới” Tư vấn luật đất đai tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn thủ tục chia đất thừa kế quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Tư vấn luật đất đai thông qua số hotline 0833.101.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Việc lấn chiếm không gian thuộc lối đi chung có bị sao không?

Đối với những thửa đất liền kề không có lối ra, chủ sở hữu của các thửa đất thường thỏa thuận dành ra lối đi chung, tuy nhiên vẫn xảy ra trường hợp những cá nhân xây dựng ban công, mái che, cửa sổ,…lấn chiếm phần không gian bên trên ngõ đi chung.
Tương tự như hành vi lấn chiếm khoảng không trên đất người khác, hành vi lấn chiếm khoảng không thuộc lối đi chung vi phạm những quy định tại Điều 12 Luật Xây dựng 2014 và Điều 174 Bộ luật dân sự 2015.
Hành vi trên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 7 và khoản 11 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng, cụ thể là:
+ Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng
+ Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm

Mức xử phạt đối với hành vi lấn chiếm không gian là bao nhiêu?

Theo Khoản 2 Điều 175 Bộ luật dân sự 2015 thì:
Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì:
Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn, thì hình thức và mức xử phạt như sau:
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,02 héc ta;
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.