Kinh nghiệm mua nhà rồi cho thuê lại như thế nào?

30/01/2023 | 15:25 130 lượt xem Trang Quỳnh

Xin chào Luật sư. Tôi hiện đang cần sự tư vấn của luật sư về việc cho thuê nhà, mong được Luật sư hỗ trợ. Cụ thể là tôi có dư một số tiền khá lớn hiện không biết dùng số tiền này vào công việc gì nên muốn mua nhà và sau đó cho thuê lại để kiếm thêm lợi nhuận. Tuy nhiên không biết rằng việc này cần có kinh nghiệm hay lưu ý gì không? Mong được Luật sư chia sẻ kinh nghiệm mua nhà rồi cho thuê lại và đồng thời tôi có thắc mắc rằng khi cho thuê lại nhà như vậy thì bên thuê có quyền và nghĩa vụ gì? Mong được Luật sư hỗ trợ, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến bộ phận tư vấn luật đất đai của Luật sư X. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự năm 2015

Kinh nghiệm mua nhà rồi cho thuê lại

Đừng mang tất cả vốn liếng vào cái giỏ đầu tư thuê nhà nguyên căn rồi cho thuê lại

Tất cả các nhà đầu tư và kinh doanh bất động sản thành công không bao giờ sử dụng hết toàn bộ tiền mặt của mình cho một thương vụ kinh doanh. Nguyên tắc kinh doanh phòng trọ là chia sẻ rủi ro – chia sẻ lợi nhuận. Không ai cam kết rằng mình đánh “trăm trận, trăm thắng”. Mà đến lúc thất bại, thua lỗ có người “chung lưng, đấu cật” với bạn sẽ bớt căng thẳng tài chính hơn đúng không nào? Nên bạn hãy huy động vốn từ những cá nhân theo phương thức hợp tác đầu tư và chia sẻ cho họ một phần lợi nhuận theo tỷ lệ phù hợp để việc kinh doanh phòng trọ được “xuôi chèo, mát mái” hơn.

Đàm phán trên tinh thần win – win để thu lời cao khi thuê nhà nguyên căn rồi cho thuê lại

Khi thuê nhà nguyên căn cho thuê lại việc đàm phán đều rất quan trọng. Bất động sản là một tài sản lớn nên mỗi chênh lệch đàm phán được như giá trên mỗi đơn vị mét vuông, hay giảm được một khoản tiền thuê nhà hàng tháng, nếu nhân với tổng diện tích hoặc tổng thời gian thuê thì đó là một con số khá lớn. Khi chọn mô hình thuê – cho thuê lại thì việc khai thác và hợp tác với chủ bất động sản là một quá trình làm việc lâu dài và có nhiều yếu tố tác động về giá cả, thị trường thậm chí “ưng nhau hay không”. Do đó cần phải có những thoả thuận đạt được hiệu quả đôi bên cùng thắng: chủ sở hữu nhà có được mức giá thuê tốt và sự ổn định dài lâu, người thuê cho thuê lại cũng được mức lợi nhuận xứng đáng với công sức thực hiện thương vụ của mình thì việc hợp tác mới lâu dài và bền chặt.

Cải tạo để tối ưu hoá lợi nhuận cho căn nhà khi thuê nhà nguyên căn rồi cho thuê lại

Một nguyên tắc bất di bất dịch khi thuê nhà nguyên căn cho thuê lại là bạn phải biết tận dụng và khai thác không gian, sửa chữa làm sao để có càng nhiều phòng càng tốt thì có thể tạo ra những giá trị cho những người khách thuê khác hoặc tăng thêm lợi nhuận cho mình. Khi thuê nhà nguyên căn rồi cho thuê lại, bạn hãy quan sát những góc không gian đó. Thường một căn nhà lớn có thể cho thuê lại được giá nếu từng phòng đều có nhà vệ sinh hoặc mỗi phòng đều có 1 nhà vệ sinh riêng và cửa đi riêng biệt. Bạn có thể tham khảo thêm các kinh nghiệm về xây sửa nhà trọ cho thuê nhé.

Tiếp thị đích – gửi đúng thông điệp vào khách hàng mục tiêu

Sai lầm phổ biến của những người làm kinh doanh phòng trọ theo cách thuê nhà nguyên căn rồi cho thuê lại là học theo các nhân viên môi giới trên thị trường, tiếp thị bất động sản với nội dung chung chung để nhằm thu nhiều khách thuê với nhiều nhu cầu khác nhau. Nhưng vấn đề bạn nên nhớ rằng, những người môi giới cần nhiều khách hàng vì họ có nhiều sản phẩm khác nhau để tư vấn. Ngược lại, bạn chỉ có đúng một sản phẩm cho thuê của mình, vì vậy đừng tốn thời gian tiếp những vị khách với nhu cầu không phù hợp. Sự thu hút lớn nhất luôn nằm ở chỗ chân thành và không giấu diếm thông tin nào, hay sử dụng hình ảnh minh hoạ của bất động sản khác, vì khi khách thuê đến trực tiếp xem nhà, họ cũng sẽ nhận ra điều đó.

Kinh nghiệm mua nhà rồi cho thuê lại năm 2023
Kinh nghiệm mua nhà rồi cho thuê lại năm 2023

Cho thuê siêu tốc

Câu nói “Thời gian là tiền bạc” trong việc thuê nhà nguyên căn rồi cho thuê lại là một câu nói hoàn toàn theo nghĩa đen. Bởi mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút, mỗi giây trôi qua không cho thuê được căn nhà của mình, bạn đã mất đi một khoản tiền tương ứng. Nếu ai đã từng làm mô hình thuê – cho thuê lại. Tiền thuê đã trả cho chủ nhà rồi mà vẫn chưa cho thuê được phòng thì sẽ hiểu cảm giác mất tiền từng ngày khủng khiếp như thế nào. Vì thế, việc cho thuê nhà phải được triển khai với tốc độ nhanh và gấp rút. Để làm được điều này bạn cần có những bước chuẩn bị và cho thuê trước khi căn nhà được hoàn thiện xong. Và một phương pháp khác mà tôi đang sử dụng là tổ chức những cuộc đua cho các đội kinh doanh phòng trọ cùng cho thuê một căn nhà để tìm ra đội nhóm chiến thắng và trích một phần lợi nhuận hàng tháng cho họ. Nếu bạn là một cá nhân làm mô hình này, có thể áp dụng tương tự bằng cách gửi thông tin cho nhiều môi giới để tạo ra sự cạnh tranh và cuộc đua cho thuê chính căn nhà của mình.

Quyền của người thuê nhà

Quyền được bảo đảm giá trị sử dụng của tài sản thuê

Theo quy định tại Điều 477 Bộ luật Dân sự 2015:

 Bên cho thuê phải bảo đảm tài sản thuê trong tình trạng như đã thỏa thuận, phù hợp với mục đích thuê trong suốt thời gian cho thuê; 

Phải sửa chữa những hư hỏng, khuyết tật của tài sản thuê, trừ hư hỏng nhỏ mà theo tập quán bên thuê phải tự sửa chữa.

– Trường hợp tài sản thuê bị giảm sút giá trị sử dụng mà không do lỗi của bên thuê thì bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê thực hiện một hoặc một số biện pháp sau đây:

+ Sửa chữa tài sản;

+ Giảm giá thuê;

+ Đổi tài sản khác hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu tài sản thuê có khuyết tật mà bên thuê không biết hoặc tài sản thuê không thể sửa chữa được mà do đó mục đích thuê không đạt được.

– Trường hợp bên cho thuê đã được thông báo mà không sửa chữa hoặc sửa chữa không kịp thời thì bên thuê có quyền tự sửa chữa tài sản thuê với chi phí hợp lý, nhưng phải báo cho bên cho thuê và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí sửa chữa.

Quyền được bảo đảm quyền sử dụng tài sản cho người thuê nhà

Tại Khoản 1 Điều 478 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: Bên cho thuê phải bảo đảm quyền sử dụng tài sản ổn định cho bên thuê.

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người thuê nhà

Theo Khoản 2 Điều 478 Bộ luật Dân sự 2015 quy định trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản thuê mà bên thuê không được sử dụng tài sản ổn định thì bên thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Quyền tu sửa và làm tăng giá trị tài sản thuê của người thuê nhà

Theo Khoản 2 Điều 479 Bộ luật Dân sự 2015 quy định Bên thuê có thể tu sửa và làm tăng giá trị tài sản thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí hợp lý.

Nghĩa vụ của người thuê nhà

Nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê của người thuê nhà

Theo khoản 1 Điều 479 Bộ luật Dân sự 2015 quy định Bên thuê phải bảo quản tài sản thuê, phải bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ; 

(Nếu làm mất, hư hỏng thì phải bồi thường)

Bên thuê không chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên do sử dụng tài sản thuê.

Nghĩa vụ sử dụng tài sản thuê đúng công dụng, mục đích của người thuê nhà

Tại Điều 480 Bộ luật Dân sự 2015 quy định Bên thuê phải sử dụng tài sản thuê theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thỏa thuận.

Trường hợp bên thuê sử dụng tài sản không đúng mục đích, không đúng công dụng thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Nghĩa vụ trả tiền thuê của người thuê nhà

Theo Điều 481 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Bên thuê phải trả đủ tiền thuê đúng thời hạn đã thỏa thuận;

– Nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả tiền thuê thì thời hạn trả tiền thuê được xác định theo tập quán nơi trả tiền; 

– Nếu không thể xác định được thời hạn theo tập quán thì bên thuê phải trả tiền khi trả lại tài sản thuê.

Trường hợp các bên thỏa thuận việc trả tiền thuê theo kỳ hạn thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nếu bên thuê không trả tiền trong ba kỳ liên tiếp

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Nghĩa vụ trả lại tài sản thuê của người thuê nhà

Tại Điều 482 Bộ luật Dân sự 2015 quy định Bên thuê phải trả lại tài sản thuê trong tình trạng như khi nhận, trừ hao mòn tự nhiên hoặc theo đúng như tình trạng đã thỏa thuận; 

Nếu giá trị của tài sản thuê bị giảm sút so với tình trạng khi nhận thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ hao mòn tự nhiên.

– Khi bên thuê chậm trả tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê trả lại tài sản thuê, trả tiền thuê trong thời gian chậm trả và phải bồi thường thiệt hại; 

Bên thuê phải trả tiền phạt vi phạm do chậm trả tài sản thuê, nếu có thỏa thuận.

– Bên thuê phải chịu rủi ro xảy ra đối với tài sản thuê trong thời gian chậm trả.

Ngoài các quyền và nghĩa vụ của bên thuê được quy định trên, bên thuê và bên cho thuê có thể thỏa thuận thêm các quyền và nghĩa vụ khác tại hợp đồng thuê.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Kinh nghiệm mua nhà rồi cho thuê lại năm 2023” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến dịch vụ tư vấn đặt cọc đất nhanh chóng, uy tín. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp:

Hợp đồng thuê nhà là gì?

Theo Điều 472 Bộ luật Dân sự 2015 quy định Hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, Luật nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Kinh doanh nhà cho thuê lại phải đóng những loại thuế nào?

Thuê nhà xong cho thuê lại, pháp luật đã quy định rõ về các loại thuế phí cần phải đóng. Căn cứ Khoản 2 Điều 1 Thông tư 119/2014/TT-BTC quy định các khoản thuế mà người cho thuê nhà cần phải đóng bao gồm:
Lệ phí môn bài môn bài;
Thuế giá trị gia tăng;
Thuế thu nhập cá nhân (hoặc thuế thu nhập doanh nghiệp).
Lệ phí môn bài

Thuê nhà rồi cho thuê lại có cần báo với chủ nhà không?

Câu trả lời là có. Theo quy định, bên thuê nhà có quyền cho thuê lại nhà đang thuê nếu hợp đồng có thỏa thuận vấn đề này hoặc được chủ nhà đồng ý. Do đó, cần phải xin phép chủ nhà trước khi cho người khác thuê lại nhà đang thuê. Nếu thuê nhà rồi tự ý cho thuê lại mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu thì đây được xem là hành vi vi phạm hợp đồng.