Có nhiều trường hợp cha mẹ có mong muốn nhập hộ khẩu cho con theo ông bà để thuận tiện cho các mục đích khác nhau. Việc nhập hộ khẩu cho con theo ông bà phải được thực hiện theo quy trình thủ tục pháp luật quy định. Có thể nhiều người chưa nắm được quy trình thủ tục nhập hộ khẩu như thế nào? Nếu bạn đang gặp khó khăn khi nhập hộ khẩu cho con theo ông bà, hãy tham khảo hướng dẫn dưới đây của Tư vấn luật đất đai nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Cư trú 2020
Nhập hộ khẩu là gì?
Nhập hộ khẩu được quy định là việc công dân đi đăng ký thông tin với cơ quan có thẩm quyền về nơi ở ổn định, lâu dài của mình, được ghi vào sổ hộ khẩu theo Luật cư trú 2006.
Theo quy định của Luật Cư trú 2020 thì nhập hộ khẩu thực chất là thủ tục đăng ký thường trú của công dân.
Khi nào được nhập hộ khẩu cho con?
Theo điểm a khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú 2020 quy định:
Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp:
+ Vợ về ở với chồng;
+ Chồng về ở với vợ;
+ Con về ở với cha, mẹ;
+ Cha, mẹ về ở với con.
Như vậy, nếu con hiện nay đang có đăng ký thường trú ở nơi khác với cha, mẹ thì được phép nhập hộ khẩu cho con vào cùng nơi đăng ký thường trú với cha hoặc mẹ.
Trong trường hợp cha, mẹ không phải là chủ hộ, chủ sở hữu hợp pháp của nơi đó thì việc nhập hộ khẩu cho con phải được sự đồng ý của chủ hộ, chủ sở hữu hợp pháp của nơi ở đó.
Nhập hộ khẩu cho con theo ông bà được không?
Theo khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú 2020 quy định về điều kiện đăng ký thường trú như sau:
“Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú
1. Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó.
2. Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây:
a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
b) Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;
c) Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ.
…“
Theo quy định trên thì người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về ở với ông bà thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý.
Như vậy, trường hợp cháu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về ở với ông bà thì được đăng ký thường trú vào cùng địa chỉ với ông bà.
Hướng dẫn nhập hộ khẩu cho con theo ông bà
Hồ sơ nhập hộ khẩu cho con
Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Cư trú 2020, hồ sơ nhập hộ khẩu cho con bao gồm:
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú.
Trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của ông bà hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với ông bà, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Trình tự, thủ tục nhập hộ khẩu cho con
Theo Điều 22 Luật Cư trú 2020 quy định thì cha hoặc mẹ thực hiện việc nhập hộ khẩu cho con theo ông bà thực hiện theo trình tự sau đây:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Cha hoặc mẹ nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, trong trường hợp đồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký;
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú.
*Thời hạn giải quyết là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ; Trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thông tin liên hệ
Tư vấn Luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Hướng dẫn nhập hộ khẩu cho con theo ông bà năm 2023?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ, thông tin pháp lý khác liên quan và các thông tin pháp lý như mẫu sơ yếu lý lịch 2023. Hy vọng giúp ích cho bạn trong cuộc sống.
Câu hỏi thường gặp
Để thực hiện quy đăng ký online cần thực hiện thông qua các bước sau:
Bước 1: Truy cập vào website Cổng dịch vụ công quản lý cư trú tại địa chỉ:
https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn/portal/p/home/dvc-gioi-thieu.html
Bước 2: Đăng nhập vào tài khoản dịch vụ công (nếu chưa có tài khoản thì thực hiện đăng ký)
Bước 3: Nhấn chọn vào mục “Đăng ký thường trú” tại trang chủ
Bước 4: Điền đầy đủ thông tin
Lưu ý: (*) là những mục bắt buộc phải điền đầy đủ thông tin.
Bước 5: Kiểm tra lại hồ sơ.
Việc đăng ký hộ khẩu không ảnh hưởng đối với quyền thừa kế. Theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015 thì quyền thừa kế được xác định theo di chúc của người để lại di sản. Trường hợp không có di chúc, di chúc không có hiệu lực, những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; hoặc những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản thì di sản thừa kế được chia theo pháp luật, khi thừa kế được chia theo pháp luật thì những người thừa kế được xác định theo thứ tự các hàng thừa kế quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015.