Hợp tác xã có được bán đất không?

17/07/2023 | 16:50 96 lượt xem Tư Vấn Luật Đất Đai

Hợp tác xã hiện nay đang là một trong những mô hình kinh tế phổ biến, khi có tính tập thể và có tư cách pháp nhân giúp người dầu tư có thể hùm vốn và vay vốn dễ dàng trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, không phải hợp tác xã nào cũng thành công trong việc kinh doanh, việc thu lỗ trong kinh doanh có thể dẫn đến hợp tác xã phải tuyên bố phá sản và bán lại đất. Vậy hợp tác xã được bán đất không? Vấn đề này sẽ được Tư vấn luật đất đai đề cập trong bài viết sau đây.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Hợp tác xã 2012
  • Luật Đất đai năm 2013

Hợp tác xã là gì?

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

Hợp tác xã là một mô hình tổ chức kinh tế phổ biến từ lâu và được khuyến khích phát triển ở Việt Nam, tồn tại song hành cùng với các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam.

Việc thành lập hợp tác xã cũng giống với việc thành lập công ty, đều phải đăng ký tại Cơ quan có thẩm quyền.

Theo Điều 29 Luật Hợp tác xã 2012, cơ cấu tổ chức hợp tác xã gồm đại hội thành viên, hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên.

Theo định nghĩa về hợp tác xã tại khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã 2012 đã khẳng định hợp tác xã có tư cách pháp nhân.

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

Để một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
  • Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 Bộ luật Dân sự 2015;
  • Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
  • Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

(Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015)

Hợp tác xã có được bán đất không?

Để biết được hợp tác xã có được bán đất không, trước hết chúng ta phải tìm hiểu về quyền sử dụng đất của hợp tác xã, Trong đó pháp luật đất đai cũng đã quy định chi tiết về vấn đề này, cụ thể chúng tôi xin trình bày như sau:

Theo Điều 174 Luật Đất đai năm 2013, hợp tác xã sử dụng đất dưới hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất và thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê có các quyền và nghĩa vụ sau:

  • Quyền, nghĩa vụ chung theo Điều 166, 170 Luật Đất đai năm 2013;
  • Chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất;
  • Cho thuê quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất đối với trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất; cho thuê lại quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất đối với trường hợp được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
  • Tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước; tặng cho quyền sử dụng đất cho cộng đồng dân cư để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng; tặng cho nhà tình nghĩa gắn liền với đất theo quy định của pháp luật;
  • Thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;
  • Góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh với tổ chức, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Hợp tác xã có được bán đất không

Theo Điều 175 Luật Đất đai năm 2013, hợp tác xã sử dụng đất dưới hình thức thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm có các quyền và nghĩa vụ sau:

  • Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166, 170 Luật Đất đai năm 2013;
  • Thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;
  • Bán tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê khi có đủ điều kiện quy định tại Điều 189 của Luật này; người mua tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;
  • Góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê; người nhận góp vốn bằng tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;
  • Cho thuê lại quyền sử dụng đất theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm đối với đất đã được xây dựng xong kết cấu hạ tầng trong trường hợp được phép đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng đối với đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
  • Sự khác biệt ở chỗ, hợp tác xã thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm không có quyền giao dịch quyền sử dụng đất (không được chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất) như hợp tác xã được giao đất, thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, mà chỉ có quyền giao dịch đối với tài sản thuộc sở hữu của hợp tác xã gắn liền với đất được giao, thuê.

Điều kiện thực hiện quyền sử dụng đất của hợp tác xã

Để thực hiện quyền giao dịch quyền sử dụng đất (quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất), hợp tác xã cần chú ý điều kiện:

Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 gồm:

  • Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ hồng), trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai năm 2013;
  • Đất không có tranh chấp;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  • Trong thời hạn sử dụng đất;
  • Điều kiện quy định tại các Điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 Luật Đất đai năm 2013 (như hạn chế chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, ngành nghề của các bên chuyển nhượng, …).
  • Theo khoản 3 Điều 126 Luật Đất đai năm 2013, hợp tác xã sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; sử dụng đất vào mục đích thương mại, dịch vụ, làm cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; thực hiện các dự án đầu tư được sử dụng đất với thời hạn không quá 50 năm, được Nhà nước xem xét, quyết định cụ thể trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất, thuê đất; có thể lên đến 70 năm hoặc sử dụng đất ổn định lâu dài.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Vấn đề Hợp tác xã có được bán đất không? đã được Tư vấn luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về Chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện làm thành viên hợp tác xã?

Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân trở thành thành viên hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
Hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật;
Cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam.
Lưu ý: Đối với hợp tác xã tạo việc làm thì thành viên chỉ là cá nhân;
Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã;
Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã;
Góp vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Hợp tác xã 2012 và điều lệ hợp tác xã;
Điều kiện khác theo quy định của điều lệ hợp tác xã.
(Điều 13 Luật Hợp tác xã 2012)

Tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được hình thành từ những nguồn nào?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 48 Luật hợp tác xã 2012 thì tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được hình thành từ những nguồn sau đây:
Vốn góp của thành viên, hợp tác xã thành viên;
Vốn huy động của thành viên, hợp tác xã thành viên và vốn huy động khác;
Vốn, tài sản được hình thành trong quá trình hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
Khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước và khoản được tặng, cho khác.
Bên cạnh đó, tại Điều này còn có quy định về tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bao gồm:
Quyền sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất;
Khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước; khoản được tặng, chữ theo thỏa thuận là tài sản không chia;
Phần trích lại từ quỹ đầu tư phát triển hằng năm được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia;
Vốn, tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia.

Khi nào chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã?

Tư cách thành viên bị chấm dứt khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
Thành viên là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị kết án phạt tù theo quy định của pháp luật;
Thành viên là hộ gia đình không có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; thành viên là pháp nhân bị giải thể, phá sản; hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã bị giải thể, phá sản;
Hợp tác xã bị giải thể, phá sản;
Thành viên tự nguyện ra khỏi hợp tác xã;
Thành viên, hợp tác xã thành viên bị khai trừ theo quy định của điều lệ;
Thành viên không sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong thời gian liên tục theo quy định của điều lệ nhưng không quá 03 năm.
Đối với hợp tác xã tạo việc làm, thành viên không làm việc trong thời gian liên tục theo quy định của điều lệ nhưng không quá 02 năm;
Tại thời điểm cam kết góp đủ vốn, thành viên không góp vốn hoặc góp vốn thấp hơn vốn góp tối thiểu quy định trong điều lệ;
Trường hợp khác do điều lệ quy định.