Hộ khẩu và quyền sử dụng đất có liên quan tới nhau hay không?

29/03/2023 | 14:12 291 lượt xem Trang Quỳnh

Xin chào Luật sư. Tôi có thắc mắc về quy định pháp luật, mong được luật sư tư vấn giải đáp. Cụ thể là bố tôi mất nhưng không để lại di chúc, tài sản của bố tôi để lại có một mảnh đất khoảng 1000 ha dưới quê, nay anh em tôi muốn chia tài sản này của bố tôi nhưng vợ tôi cô ấy muốn nhận một phần đất này, lấy lý do là có tên trong sổ hộ khẩu của gia đình, nhưng khi tôi tìm hiểu thì được biết rằng con dâu sẽ không được nhận di sản thừa kế của bố chồng nên tôi không đồng ý với yêu cầu của cô ấy, giờ vợ chồng tôi đang mâu thuẫn, tôi thắc mắc rằng hộ khẩu và quyền sử dụng đất có liên quan tới nhau hay không? Có tên trong sổ hộ khẩu có được nhận thừa kế không? Mong được luật sư giải đáp, tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tư vấn luật đất đai, bạn hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi để có giải đáp cho mình nhé!

Cơ sở pháp lý

Hộ khẩu và quyền sử dụng đất có liên quan tới nhau hay không?

Sổ hộ khẩu và sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong những chứng từ pháp lý quan trọng của người dân trong các giao dịch pháp lý. Theo quy định của Luật cư trú năm 2020 thì sổ hộ khẩu là giấy tờ xác minh việc đăng ký thường trú của công dân theo quy định về pháp luật cư trú. Còn sổ đỏ là một cách gọi dân gian về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một văn bản pháp lý được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất, người sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất nhằm để khẳng định, công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hợp pháp của công dân đối với tài sản, diện tích đất. 

Như vậy, sổ hộ khẩu được xác định là một tài liệu xác nhận nơi đăng ký thường trú của người được cấp giấy chứng nhận và là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi thông tin nơi cư trú của họ trên sổ đỏ. Còn sổ đỏ là văn bản xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Hai loại giấy tờ pháp lý này hiện nay người dân vẫn thường xuyên nhầm lẫn là một và đặc biệt dễ gây nhẫm lẫn khi tiến hành các giao dịch mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đặc biệt là trong giao dịch hưởng thừa kế. Đây là sự sai lầm lớn trong cách nghĩ và càng nghiêm trọng hơn nếu đó là cách nghĩ, cách hiểu của một cán bộ tư pháp hay một cán bộ hành chính địa phương. Bởi với lối hiểu biết sai lệch như vậy thì là nguồn cơn cho các thủ tục rắc rối, phức tạp, phiền hà thậm chí là sai pháp luật khi tiến hành thủ tục hành chính liên quan đến quyền sử dụng đất cho người dân. Đây là hai loại giấy tờ pháp lý khác nhau, riêng biệt và chỉ hỗ trợ nhau trong quá trình tiến hành những thủ tục hành chính nhất định mà không hề có sự liên thông với nhau. Và sự nhầm lẫn của người dân về hai loại sổ này thường thể hiện nhiều nhất ở phương diện nhận thừa kế tài sản là đất đai và cấp sổ đỏ cho hộ gia đình. 

Có tên trong sổ hộ khẩu có được nhận thừa kế không?

Theo quy định nêu trên có thể thấy rằng, việc có tên trong sổ hộ khẩu không hề liên quan gì đến việc thừa kế theo di chúc cũng như thừa kế theo pháp luật. Bởi căn cứ theo Bộ luật dân sự năm 2015 thì thừa kế sẽ được chia theo di chúc hoặc theo pháp luật chứ không phải chia theo sổ hộ khẩu. Chia thừa kế theo di chúc là chia theo những gì được ghi nhận trong nội dung di chúc. Còn chia thừa kế theo pháp luật sẽ áp dụng khi không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp. Theo đó, chia thừa kế theo pháp luật được xác định theo ba hàng thừa kế chứ không phải xác định theo người có tên trong sổ hộ khẩu. Ba hàng thừa kế lần lượt đó là:

– Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi của người chết

Hộ khẩu và quyền sử dụng đất có liên quan tới nhau hay không?
Hộ khẩu và quyền sử dụng đất có liên quan tới nhau hay không?

– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết, cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.

– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại

Vì rất nhiều lý do mà có thể những người thuộc hàng thừa kế nêu trên có tên hoặc không có tên trong sổ hộ khẩu, nó chỉ là một sự trùng hợp. Chứ không thể nào coi là cứ có tên trong sổ hộ khẩu thì đương nhiên được hưởng thừa kế. 

Do vậy đối chiếu với trường hợp của bạn, thì người vợ của bạn đòi hưởng thừa kế phần đất của bố bạn để lại do cô ấy có tên trong sổ hộ khẩu gia đình là hoàn toàn không có căn cứ, trái với quy định pháp luật. Lúc này việc chia tài sản thừa kế là quyền sử dụng mảnh đất 1000 ha sẽ chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất các phần bằng nhau như đã nêu ở trên. Nếu người thuộc hàng thừa kế thứ nhất từ chối hoặc thuộc trường hợp không được nhận di sản thừa kế thì mới đến hàng thừa kế tiếp theo. Vợ bạn mà muốn có quyền trong phần tài sản đất đó thì có thể thỏa thuận với bạn hoặc bạn có thể tặng phần đất mà mình được hưởng thừa kế cho vợ bạn thông qua thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất. 

Có tên trong sổ hộ khẩu có được nhận quyền sử dụng đất không?

Đất cấp cho hộ gia đình tức là hộ gia đình có quyền sử dụng đất đó. Và theo quy định của Luật đất đai năm 2013 thì Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đinh, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất

Như vậy, những người trong một hộ gia đình có quyền sử dụng đất với phần đất đo như nhau khi đáp ứng đủ cả 3 điều kiện đó là:

– Về mối quan hệ huyết thống, hôn nhân, nuôi dưỡng

– Về việc đang sống chung với nhau

– Và có quyền sử dụng đất tại thời điểm được Nhà nước gia đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất

Nếu chỉ căn cứ vào sổ hộ khẩu thì chỉ mới đáp ứng điều kiện là sống chung. Còn những người có tên trong sổ hộ khẩu chưa chắc đã có mối quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng do vậy không đủ điều kiện để được chung quyền sử dụng đất. 

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Hộ khẩu và quyền sử dụng đất có liên quan tới nhau hay không?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn luật đất dai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tìm hiểu về cách soạn thảo mẫu đơn xin thay đổi tên trong sổ đỏ. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Sổ hộ khẩu có giá trị pháp lý như thế nào?

Sổ hộ khẩu là công cụ để Nhà nước quản lý nơi cư trú của công dân.
Tại Điều 18 Luật cư trú 2006 quy định:
Công dân đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú và được cấp sổ hộ khẩu.
Trong khi đó, Điều 24 làm rõ vai trò của Sổ hộ khẩu như sau: Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân. Những người đăng ký tạm trú chỉ được cấp Sổ tạm trú thay vì Sổ hộ khẩu.

Chủ hộ khẩu có những quyền hạn gì?

Theo quy định tại Điều 20 Luật Cư trú 2020, một người cùng ở tại chỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột thì có thể nhập hộ khẩu cùng hộ gia đình đó. Tuy nhiên, phải có sự đồng ý của chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó.Ngoài trường hợp nêu trên, người dân có chỗ ở hợp pháp khi thuê, mượn, ở nhờ cũng có thể được nhập khẩu cùng hộ gia đình đó nếu được chủ hộ đồng ý.
Đối với việc tách hộ, một thành viên đã được nhập hộ khẩu nhưng có nhu cầu muốn tách hộ thì cũng phải được sự đồng ý của chủ hộ trừ trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ, chồng đã ly hôn mà vẫn được cùng sử dụng chỗ ở hợp pháp đó (Điều 25).

Không có sổ hộ khẩu có được đứng tên sổ đỏ hay không?

Hiện nay pháp luật không quy định không có hộ khẩu không được đứng tên sổ đỏ. Khi không thuộc trường hợp không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì có thể đứng tên sổ đỏ.