Hành vi đổ đất trên đất nông nghiệp bị xử phạt như thế nào?

06/04/2023 | 15:22 16 lượt xem Anh Thơ

Nhà tôi có một thửa đất tròng lúa từ mấy đời nay, mấy năm gần đây lúa mất mùa đã thế giá còn không được cao. Mưa ngập nhiều, dân làng quanh đây nhà nào cũng đổi từ trồng lúa sang trồng mía. Mấy năm gần đây giá mía cao ngất, mà buôn lái còn về tận vườn thu mua. Gia đình tôi cố bám trụ trồng lúa mấy năm nay nhưng tình hình không đủ nuôi sống gia đình nên nay gia đình tôi muốn bàn bạc về vấn đề sẽ đổ đất vào thửa đất trồng lúa cao lên để thời gian tới sẽ chuyển sang trồng mía. Tuy nhiên thì theo tôi tìm hiểu hành vi đổ đất trên đất nông nghiệp sẽ bị xử phạt, nhưng không phải trong trường hợp nào cũng sẽ bị xử phạt. Cho nên tôi muốn hỏi rằng nếu tôi đổ đất lên đất trồng lúa để trồng mía thì có bị xử phạt hay không? Để trả lời cho câu hỏi của bạn, mời quý bạn đọc cùng Tư vấn Luật Đất đai tìm hiểu vấn đề này qua bài viết “Hành vi đổ đất trên đất nông nghiệp bị xử phạt như thế nào?” sau đây.

Căn cứ pháp lý

Hành vi đổ đất trên đất nông nghiệp bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ Khoản 3 Điều 12 Luật đất đai 2013 quy định những hành vi bị cấm như sau: Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích. Như vậy, việc sử dụng đất phải đúng mục đích sử dụng đất.

Căn cứ theo Điểm a, d Khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định chuyển mục đích sử dụng đất:

“a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;

d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp”

Do đó, việc bạn đổ đất lên đất trồng lúa sau đó trồng mía thì bạn không cần sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bởi cây mía là loại cây trồng hàng năm, không thuộc trường hợp phải xin phép chuyển mục đích sử dụng đất nên sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, nếu bạn đổ đất lên đất trồng lúa sau đó xây dựng thì bạn phải xin phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Đổ đất nâng mặt bằng đất nông nghiệp có được xem là hủy hoại đất đai không?

Hành vi đổ đất trên đất nông nghiệp bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP giải thích như sau:

“3. Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất hoặc gây ô nhiễm đất mà làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định, trong đó:
a) Làm biến dạng địa hình trong các trường hợp: thay đổi độ dốc bề mặt đất; hạ thấp bề mặt đất do lấy đất mặt dùng vào việc khác hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với thửa đất liền kề; san lấp đất có mặt nước chuyên dùng, kênh, mương tưới, tiêu nước hoặc san lấp nâng cao bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp so với các thửa đất liền kề; trừ trường hợp cải tạo đất nông nghiệp thành ruộng bậc thang và hình thức cải tạo đất khác phù hợp với mục đích sử dụng đất được giao, được thuê hoặc phù hợp với dự án đầu tư đã được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất phê duyệt hoặc chấp thuận;
b) Làm suy giảm chất lượng đất trong các trường hợp: làm mất hoặc giảm độ dầy tầng đất đang canh tác; làm thay đổi lớp mặt của đất sản xuất nông nghiệp bằng các loại vật liệu, chất thải hoặc đất lẫn sỏi, đá hay loại đất có thành phần khác với loại đất đang sử dụng; gây xói mòn, rửa trôi đất nông nghiệp;
c) Gây ô nhiễm đất là trường hợp đưa vào trong đất các chất độc hại hoặc vi sinh vật, ký sinh trùng có hại cho cây trồng, vật nuôi, con người;
d) Làm mất khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định là trường hợp sau khi thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này mà dẫn đến không sử dụng đất được theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất;
đ) Làm giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định là trường hợp sau khi thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này mà phải đầu tư cải tạo đất mới có thể sử dụng đất theo mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất.”
Chiếu theo quy định trên thì hành vi đổ đất nâng cao bề mặt đất nông nghiệp được xác định là hành vi hủy hoại đất (trừ trường hợp cải tạo đất nông nghiệp đã được UBND cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất phê duyệt hoặc chấp thuận). Như vậy hành vi nâng bề mặt đất của bạn là đã vi phạm pháp luật về đất đai.

Xử lý trường hợp tự ý đổ đất nâng mặt bằng đất nông nghiệp như thế nào?

Việc tự ý đổ đất nâng mặt bằng đất nông nghiệp được xem là hành vi làm biến dạng địa hình đất sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo Điều 15 Nghị định 91/2019/NĐ-CP như sau:

Điều 15. Hủy hoại đất

1.Trường hợp làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại dưới 0,05 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 01 héc ta trở lên.

2.Trường hợp gây ô nhiễm thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

3.Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Trường hợp người có hành vi vi phạm không chấp hành thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 64 của Luật đất đai.
Lưu ý: Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm hành chính

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Vấn đề “Hành vi đổ đất trên đất nông nghiệp bị xử phạt như thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về muốn tách sổ đỏ vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. Hoặc liên hệ qua các kênh sau:

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc sử dụng đất như thế nào?

Luật đất đai 2013 quy định rõ các nguyên tắc sử dụng đất như: Sử dụng đất phải đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất; Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh; Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai.

 Thế nào là đổ đất trái phép?

Đổ đất trái phép là hành vi đổ đất khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền. Việc đổ đất trái phép có các dấu hiệu của hành vi vi phạm như:
– Sử dụng đất sai mục đích sử dụng đất;
– Gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác; 
– Hành vi đổ đất để lấn, chiếm đất
– Hành vi thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, đổ, đốt, xử lý chất thải rắn thông thường

Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai bao gồm những đối tượng nào?

Theo điều 40 Nghị định 91/2019 NĐ – CP quy định về người có thẩm quyền lập biên bản gồm:
– Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thuộc về UBND các cấp, thanh tra chuyên ngành đất đai đang thi hành công vụ quy định tại các Điều 38 và 39 của Nghị định 91/2019 NĐ-CP;
– Công chức, viên chức được giao nhiệm vụ thực hiện thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai và hoạt động dịch vụ về đất đai.
– Công chức kiểm lâm được giao nghiệm vụ thực hiện thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng rừng được lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi lấn, chiếm, sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất vào mục đích khác. Công chức, viên chức Cảng vụ hàng không được giao nhiệm vụ thực hiện kiểm tra việc sử dụng đất cảng hàng không, sân bay dân dụng.