Hàng xóm không cho trát tường phải làm sao?

13/11/2023 | 14:33 217 lượt xem Gia Vượng

Ngày nay, ở những đô thị lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như tại các vùng nông thôn, việc xây dựng và sửa chữa nhà cửa trở nên ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, một vấn đề phổ quát mà nhiều người phải đối mặt là khó khăn trong quá trình thi công do tình trạng hàng xóm không cho phép bắt giàn giáo trát tường. Tình trạng này không chỉ gây trở ngại đối với chủ nhà mà còn tạo ra những khó khăn không đáng có cho người thực hiện công việc xây dựng. Việc không thể sử dụng giàn giáo để trát tường không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ thi công mà còn tăng nguy cơ tai nạn lao động và làm giảm chất lượng công trình. Vậy sẽ phải làm gì khi hàng xóm không cho trát tường?

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự năm 2015

Phải làm gì khi hàng xóm không cho trát tường?

Trong thời đại hiện nay, việc xây dựng và sửa chữa nhà cửa không chỉ là nhu cầu cá nhân mà còn là một xu hướng ngày càng phổ biến ở cả các đô thị lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như ở những vùng nông thôn. Tuy nhiên, mặc dù nhu cầu này gia tăng, nhưng một vấn đề lớn xuất hiện khi tình trạng hàng xóm không chấp nhận bắt giàn giáo trát tường, tạo ra nhiều khó khăn đáng kể trong quá trình thi công.

Theo quy định pháp luật, quý bạn đọc hoàn toàn có quyền sử dụng hạn chế phần đất liền kề của hàng xóm để đặt dàn giáo thì trước hết phải cần phải thỏa thuận với người hàng xóm đó về việc bắt giàn giáo trát tường và thỏa thuận thương lượng với hàng xóm về việc sử dụng có đền bù một khoản chi phí hợp lý trong suốt thời gian bạn sử dụng. 

Đối với trường hợp, mặc dù đã xin phép để bắt giàn giáo trát tường thi công công trình xây dựng của quý bạn đọc mà hàng xóm vẫn không đồng ý cho sử dụng một phần diện tích thì quý bạn đọc hoàn toàn có thể viết đơn gửi lên Ủy ban nhân dân xã/phường nơi có bất động sản hoặc gửi đơn đến đội trật tự xây dựng cấp quận hoặc tiến hành việc khởi kiện hàng xóm ra Tòa án quận/huyện nhằm buộc họ phải đồng ý cho bắt giàn giáo trát tường.

Tuy nhiên, nhận thấy đây là vấn đề đơn giản, hai bên hoàn toàn có thể tự thỏa thuận yêu cầu Uỷ ban nhân dân xã/phường đứng ra tổ chức hòa giải cho hai bên điều này sẽ giúp cho mục đích cải tạo nhà của mình đạt được mà lại không ảnh hưởng đến tình làng nghĩa xóm

Phải làm gì khi hàng xóm không cho trát tường?

Lưu ý khi hàng xóm không có bắt giàn giáo trát tường

Trong trường hợp hàng xóm của bạn có hành vi quấy rối thì quý bạn đọc hoàn toàn có thể viết đơn trình báo vụ việc tới cơ quan công an nơi bạn đang cư trú để được can thiệp giải quyết. Tuy nhiên, quý bạn đọc cần lưu ý rằng,  phải tùy thuộc vào mức độ thiệt hại của hành vi mà cơ quan công sẽ xử lý hành chính hoặc có các biện pháp khác.

Đơn cử như hành vi đánh nhau hoặc xúi dục người khác đánh nhau; ném gạch đá, đất cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà vào phương tiện tham gia giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác; tụ tập nhiều người nơi đông người; Báo thông tin giả đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng; Ném gạch, đất, đá cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông vào người, đồ vật, tài sản của người khác; tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng

Hàng xóm không cho bắt giàn giáo trát tường có đúng pháp luật?

Việc xây dựng và sửa chữa nhà không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân mà còn liên quan chặt chẽ đến sự phát triển và cải thiện chất lượng cuộc sống chung. Do đó, việc tổ chức các cuộc họp cộng đồng để thảo luận và đề xuất các giải pháp hợp lý là cần thiết, nhằm giảm thiểu xung đột và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng, đồng thời đảm bảo an toàn và hiệu suất cao nhất trong công việc xây dựng.

Pháp luật quy định về quyền sử dụng bất động sản liền kề như sau: 

– Căn cứ theo quy định tại Điều 245 Bộ luật Dân sự năm 2015, quyền đối với bất động sản liền kề được hiểu là quyền được thực hiện trên một bất động sản gọi là bất động sản chịu hưởng quyền nhằm mục đích phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác gọi là bất động sản hưởng quyền

– Căn cứ theo quy định tại Điều 246 Bộ luật Dân sự năm 2015, Căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản liền kề thì quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập do địa thế tự nhiên, theo thỏa thuận, theo quy định của luật hoặc theo di chúc.

– Hiệu lực của quyền đối với bất động sản liền kề thì căn cứ theo quy định tại Điều 247 Bộ luật Dân sự năm 2015, Quyền đối với bất động sản liền kề có hiệu lực đối với mọi pháp nhân, mọi cá nhân và được chuyển giao khi bất động sản được chuyển giao, ngoại trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

– Căn cứ theo quy định tại Điều 248 Bộ luật Dân sự năm 2015, Nguyên tắc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề như sau:

Việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề theo thỏa thuận của các bên. Ngoại trừ trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

i) Phải đảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thác bất động sản hưởng quyền phù hợp với mục đích sử dụng của cả bất động sản chịu hưởng quyền và bất động sản hưởng quyền

ii) Không được thực hiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn.

iii) Không được lạm dụng quyền đối với bất động sản chịu hưởng quyền.

Từ những phân tích nêu trên, đã xác định được ranh giới, mốc giới giữa các bất động sản và quyền sử dụng bất động sản liền kề thì trong trường hợp quý bạn đọc cần bắt giàn giáo trát tường cho bất động sản của mình thể hiện nhu cầu thích đáng của chủ sở hữu theo quy định tại Khoản 1 Điều 248 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì chủ sở hữu bất động sản liền kề có trách nhiệm đáp ứng việc bắt giàn giáo và không được quyền từ chối, không được thực hiện các hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn theo đúng quy định về quyền sử dụng bất động sản liền kề theo quy định pháp luật

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Phải làm gì khi hàng xóm không cho trát tường?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tư vấn luật đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về phí gia hạn thời gian sử dụng đất, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện

Câu hỏi thường gặp

Thời gian thực hiện thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai là bao lâu?

Theo quy định tại khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Thời gian thực hiện thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai:
– Hòa giải tranh chấp đất đai là không quá 45 ngày;
– Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là không quá 45 ngày;
– Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là không quá 60 ngày;
– Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là không quá 90 ngày;
– Cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai là không quá 30 ngày.

Có bắt buộc phải hòa giải tranh chấp đất đai hay không?

Căn cứ theo quy định Khoản 1 Điều 202 Luật đất đai 2013 thì Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở.
Như vậy, việc hoà giải là do các bên tự nguyện, Nhà nước không quy định bắt buộc phải thực hiện hoà giải.