Hiện nay như chúng ta đã biết thì do nhu cầu phát sinh của mọi người thì vấn đề ủy quyền trong đất đai đang được diễn ra rất phố biến. Các bên khi ủy quyền cho nhau đều mong muốn sẽ nhận được những lợi ích và các giá trị nhất định. Vậy làm thế nào để làm được giấy ủy quyền bán đất sao cho có giá trị pháp lý và vẫn tuân thủ theo quy định của pháp luật. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tư vấn đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Download mẫu giấy ủy quyền bán đất” nhanh chóng, trọn gói của chúng tôi, hy vọng có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Dân sự năm 2015
Quy định về ủy quyền theo pháp luật
Ủy quyền là thỏa thuận của các bên để làm một công việc nào đó, theo đó bên được ủy quyền sẽ có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 138 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Ủy quyền là một trong hai hình thức đại diện theo quy định của pháp luật được ghi nhận tại Điều 135 Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (gọi là đại diện theo ủy quyền) hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (gọi chung là đại diện theo pháp luật).
Vậy, khi vợ hoặc chồng ủy quyền cho nhau thực hiện việc mua, bán đất thì người vợ hoặc chồng nhận ủy quyền sẽ có nghĩa vụ nhân danh người còn lại kết hợp tư cách bản thân để tiến hành mua bán đất là tài sản chung của vợ chồng
Phạm vi ủy quyền trong giao dịch đất đai
Đối với phạm vi ủy quyền trong giao dịch đất đai được quy định tại điều 562 Bộ luật dân sự 2015 có quy định thì bên ủy quyền được chuyển giao toàn bộ quyền của mình cho bên được ủy quyền trong các trường hợp ủy quyền sử dụng và quản lý đất đai và ủy quyền định đoạt đất đai bao gồm các loại ủy quyền như Ủy quyền tặng cho quyền sử dựng đất, ủy quyền cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất; ủy quyền chuyển nhượng, thế chấp quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật
Download mẫu giấy ủy quyền bán đất
Hướng dẫn cách viết mẫu giấy ủy quyền bán đất
Hiện pháp luật chưa có quy định cụ thể về mẫu Giấy ủy quyền sử dụng đất, các bên có thể tự soạn Giấy ủy quyền hoặc sử dụng các mẫu có sẵn nhưng cần đảm bảo có đầy đủ thông tin:
Về nội dung
Hai bên trong giấy ủy quyền tiến hành lập giấy ủy quyền mua bán đất phải lưu ý một số điều sau đây:
Xác định chính xác đây là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng theo quy định của pháp luật.
Ghi chính xác tên thửa đất, diện tích thửa đất để ủy quyền tiến hành giao dịch.
Căn cứ và ghi đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết có trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Xác định chính xác đích danh người mua/bán và người được ủy quyền chỉ được chuyển nhượng/ nhận chuyển nhượng của người mà hợp đồng ủy quyền đã chỉ định đích danh, không được mua/bán cho người khác.
Xác định ai sẽ là người đứng tên mảnh đất trong trường hợp ủy quyền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Lưu ý khi soạn thảo giấy ủy quyền mua bán đất
Lưu ý khi soạn thảo giấy ủy quyền mua bán đất
Về hình thức
Ngoài việc giấy ủy quyền phải được lập thành văn bản như đã có đề cập phía trên thì các bên có thể chứng thực tại UBND cấp xã nơi có tài sản đất theo quy định tại điểm d Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/2/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch. Hoặc đến văn phòng công chứng để công chứng mẫu giấy ủy quyền trên theo quy định tại Điều 42 Luật Công chứng năm 2014 nhằm đảm bảo giá trị pháp lý của giấy ủy quyền đó.
Công chứng, chứng thực giấy ủy quyền bán đất
Theo quy định của Luật Công chứng hiện nay không có thủ tục công chứng Giấy ủy quyền mà chỉ đề cập đến công chứng Hợp đồng ủy quyền.
Mặt khác, theo điểm d khoản 4 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, các trường hợp chứng thực chữ ký có đề cập đến Giấy ủy quyền như sau:
Chứng thực chữ ký trong giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản.
Theo đó, Giấy ủy quyền sử dụng đất chỉ được chứng thực chữ ký trong trường hợp không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường, không liên quan đến chuyển quyền sở hữu tài sản, sử dụng bất động sản.
Như vậy, theo các căn cứ nêu trên thì Giấy ủy quyền sử dụng đất là giấy tờ liên quan đến sử dụng bất động sản, do đó vẫn cần chứng thực chữ ký trên Giấy ủy quyền.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Mẫu giấy ủy quyền viết tay chi tiết
- Thủ tục ủy quyền bán đất chi tiết năm 2023
- Chồng ủy quyền cho vợ bán đất có được không?
Thông tin bài viết
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Download mẫu giấy ủy quyền bán đất”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ, thông tin pháp lý như tra cứu giấy phép lái xe bằng cccd …. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Ngoài ra, việc định đoạt tài sản chung vợ chồng căn cứ theo Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể :
“1.Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.
2.Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:
a) Bất động sản;
b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;
c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.”
Như vậy, muốn chuyển nhượng tài sản chung của vợ chồng thì phải có sự thỏa thuận và đồng ý của hai vợ chồng. Trong trường hợp của bạn, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất đó cho người khác thì bạn cần phải làm giấy ủy quyền cho vợ bạn để vợ bạn tham gia giao dịch. Để có giấy ủy quyền hợp pháp thì bạn cần viết một tờ giấy ủy quyền cho vợ và tờ giấy đó cần được đi công chứng tại văn phòng công chứng. Sau khi đã công chứng thành công hợp đồng ủy quyền thì vợ bạn có thể chuyển nhượng diện tích đất đó cho người khác. Trong trường hợp bên ủy quyền là hai vợ chồng, cần có các giấy tờ sau :
1. Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của bên ủy quyền
2. Hộ khẩu của bên ủy quyền
3. Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân của bên ủy quyền ( Đăng ký kết hôn )
4. Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản (nhà, đất, ôtô …) Hoặc giấy tờ làm căn cứ ủy quyền khác (Giấy Đăng ký kinh doanh, Giấy mời, Giấy triệu tập…)
5. Hợp đồng uỷ quyền có nội dung ủy quyền lại (nếu có )
– Về thủ tục để chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì như sau:
+) Lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
+) Công chứng hợp đồng chuyển nhượng
+) Đăng ký sang tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Như vậy đối với trường hợp này thì chồng hoàn toàn có thể ủy quyền cho vợ bán nhà đất theo quy định của Bộ Luật dân sự về ủy quyền quy định đã nêu như trên. Các bên ủy quyền cần thực hiện việc ủy quyền với đầy đủ các giấy tờ, thủ tục và theo quy định để chứng minh về việc ủy quyền. tránh các phát sinh không đáng có về sau. Và việc ủy quyền này cần được thỏa thuận giữa hai bên vợ và chồng về cụ thể các nội dung ủy quyền về vấn đề bán nhà đất.
Mẫu giấy ủy quyền làm sổ đỏ có thời hạn là bao lâu là vấn đề mà nhiều người rất quan tâm. Mẫu giấy ủy quyền làm sổ đỏ cũng thuộc loại giấy ủy quyền và được điều chỉnh theo quy định của Bộ Luật dân sự.
Theo đó, tại Điều 563 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định Thời hạn ủy quyền cũng như thời hạn của Mẫu giấy ủy quyền làm sổ đỏ như sau: Thời hạn của Mẫu giấy ủy quyền làm sổ đỏ do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì giấy ủy quyền nhà đất có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.