Đính chính địa chỉ thường trú trên sổ đỏ như thế nào?

10/04/2023 | 15:25 45 lượt xem Trang Quỳnh

Xin chào Luật sư, tôi hiện có thắc mắc về quy định pháp luật đất đai, mong được luật sư tư vấn giải đáp. Cụ thể là trước khi tôi lấy chồng tôi có được bố mẹ cho một thửa đất và tôi đứng tên sổ đỏ đất này. Hiện nay khi lấy chồng thì tôi đã chuyển khẩu về nhà chồng, địa chỉ thường trú của tôi đã thay đổi. Tôi thắc mắc rằng khi thay đổi địa chỉ thường trú trên sổ đỏ có phải sửa lại thông tin không? Thủ tục đính chính địa chỉ thường trú trên sổ đỏ như thế nào? Rất mong được luật sư hỗ trợ, tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tư vấn luật đất đai, bạn hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi để được giải đáp thắc mắc nhé

Căn cứ pháp lý

Sổ đỏ là gì? 

Căn cứ khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”

Như vậy, sổ đỏ là cách người dân dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để gọi. Cho nên, về nguyên tắc thì sổ đó chính là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,

Thay đổi địa chỉ thường trú trên sổ đỏ có phải sửa lại thông tin không?

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cấp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có điểm chung là ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú.

Đính chính địa chỉ thường trú trên sổ đỏ như thế nào?

Hiện nay, việc thay đổi thông tin thường trú diễn ra khá phổ biến. Điều này dẫn đến tới địa chỉ thường trú hiện tại khác với địa chỉ thường trú trên Giấy chứng nhận đã cấp.

Theo quy định hiện hành người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên; xác nhận thay đổi thông tin về pháp nhân, số Giấy chứng minh nhân dân, số thẻ Căn cước công dân, địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp theo nhu cầu của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất; xác nhận thay đổi thông tin về pháp nhân, số Giấy chứng minh nhân dân, số thẻ Căn cước công dân, địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp đồng thời với thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất.

Như vậy, trường hợp có thay đổi, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được thay đổi nơi thường trú, khác với địa chỉ thường trú ghi trên sổ đỏ có thể sửa đổi thông tin nếu muốn. Khi thay đổi địa chỉ dẫn tới địa chỉ thường trú hiện tại khác với địa chỉ thường trú trên Giấy chứng nhận đã cấp thì việc thay đổi địa chỉ trên Giấy chứng nhận được thực hiện theo nhu cầu của người sử dụng đất mà không bắt buộc phải thay đổi thông tin.

Đính chính địa chỉ thường trú trên sổ đỏ như thế nào?

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Theo khoản 6 điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, hồ sơ nộp khi xác nhận thay đổi thông tin về địa chỉ trên sổ đỏ đã cấp theo nhu cầu của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất gồm:

  • Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
  • Bản sao giấy tờ chứng minh việc thay đổi địa chỉ (bản sao sổ hộ khẩu).
  • Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK được ban hành kèm theo Thông tư số 24/2024/TT-BTNMT (sửa đổi bổ sung theo Thông tư 33/2017/TT-BTNMT).

Bước 2:  Nộp hồ sơ

Căn cứ Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, về nơi nơi nộp hồ sơ, đối với hộ gia đình, cá nhân có thể nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân cấp xã/phường nếu có nhu cầu.

Trường hợp nếu không nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân cấp xã/phường thì hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp quận/huyện

Nếu tại địa phương chưa có Văn phòng đăng ký đất đai thì nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

Nếu địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thì nộp tại bộ phận một cửa theo quy định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố.

Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Bước 4: Trả kết quả

Lưu ý: Khi nhận kết quả, kiểm tra kỹ tất cả các thông tin, nếu phát hiện sai sót bạn phải báo lại ngay với bộ phận trả kết quả.

Thay đổi địa chỉ trên sổ đỏ có mất phí không?

Theo quy định của pháp luật hiện nay chưa có quy định chung về mức thu phí trong trường hợp thay đổi thông tin thường trú trên sổ đỏ. Mức phí khi thay đổi thông tin thường trú trên sổ sẽ do từng tỉnh/thành phố quy định. Như vậy, căn cứ vào các trường hợp khác nhau ở mỗi địa phương mà mức phí thực hiện thủ tục sẽ khác nhau.

Thời gian thực hiện thủ tục đính chính địa chỉ trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Thời gian hoàn thành việc đổi thông tin thường trú trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở tất cả các địa phương là không giống nhau mà do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố quy định nhưng:

  • Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
  • Không quá 20 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn

(Lưu ý: thời hạn trên không bao gồm ngày lễ, ngày nghỉ theo quy định của pháp luật)

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Đính chính địa chỉ thường trú trên sổ đỏ như thế nào?” đã được Tư vấn luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống Tư vấn luật đất đai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới thủ tục chia nhà ở khi ly hôn. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Khi nào sẽ thực hiện đính chính thông tin trên sổ đỏ?

Theo pháp luật, việc đính chính sổ đỏ sẽ được thực hiện trong các trường hợp căn cứ theo khoản 1 Điều 106 Luật đất đai 2013 quy định đính chính, thu hồi giấy chứng nhận đã cấp như sau đây:
“a, Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp giấy chứng nhận của người đó.
b, Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận.”

Trường hợp nào sẽ được cấp lại sổ đỏ?

Pháp luật quy định các trường hợp được cấp lại sổ đỏ như sau:
Người sử dụng đất bị mất giấy chứng nhận (điểm k khoản 1 Điều 99 Luật Đất đai 2013, Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP)
Cấp lại giấy chứng nhận cho bên nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất (khoản 51 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP);
Giấy chứng nhận cấp sai đối tượng hoặc cấp trái pháp luật do lỗi của người sử dụng đất (khoản 8 Điều 87 Nghị định 43/2014/NĐ-CP)

Trường hợp nào Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi sổ đỏ?

Theo Khoản 2 Điều 106 Luật Đất đai 2013
Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp trong các trường hợp sau đây:
a) Nhà nước thu hồi toàn bộ diện tích đất trên Giấy chứng nhận đã cấp;
b) Cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp;
c) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
d) Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, trừ trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai.