Đất trồng cây lâu năm có được xây nhà tiền chế không?

23/03/2023 | 11:17 90 lượt xem Ngọc Trinh

Khách hàng: Xin chào Luật sư. Tôi là Ánh Phương là người nông dân không được tiếp xúc nhiều với pháp luật. Kiến thức pháp luật của tôi về các vấn đề rất hạn chế. Con gái của tôi đã giới thiệu cho tôi biết đến trang Tư vấn luật đất đai để hàng ngày tôi có thể đọc và biết thêm một chút kiến thức pháp luật về mảnh đất đai. Điều này giúp ích cho tôi rất nhiều bởi vì gia đình tôi chủ yếu làm lụng với những mảnh đất trồng cây lâu năm. Tôi đã học hỏi được rất nhiều từ những bài viết pháp lý của các chuyên gia tư vấn, đội ngũ Luật sư dày dặn kinh nghiệm. Hiện nay tôi thấy nổi cộm vấn đề xây nhà tiền chế trên đất trồng cây lâu năm. Tôi không biết điều đó có được phép hay không. Vì vậy tôi muốn nhờ luật sư giải đáp giúp tôi câu hỏi Đất trồng cây lâu năm có được xây nhà tiền chế không? Xin cảm ơn Luật sư!

Luật sư: Xin chào quý khách hàng của Tư vấn luật đất đai. Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời cho vấn đề pháp lý này nhé!

Căn cư pháp lý

Đất trồng cây lâu năm được hiểu như thế nào?

Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 27/2018/TT-BTNMT quy định: Chỉ tiêu loại đất thống kê, kiểm kê được phân loại theo mục đích sử dụng đất và được phân chia từ tổng thể đến chi tiết theo quy định như sau:

– Nhóm đất nông nghiệp, bao gồm:

  • Đất sản xuất nông nghiệp gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm.Trong đất trồng cây hàng năm bao gồm các loại: Đất trồng lúa (gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương); đất trồng cây hàng năm khác (gồm đất bằng trồng cây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác);
  • Đất lâm nghiệp bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng; trong đó gồm đất có rừng tự nhiên, đất có rừng trồng và đất đang được sử dụng để bảo vệ, phát triển rừng;
  • Đất nuôi trồng thủy sản;
  • Đất làm muối;
  • Đất nông nghiệp khác.

– Nhóm đất phi nông nghiệp, bao gồm:

  • Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
  • Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
  • Đất quốc phòng;
  • Đất an ninh;
  • Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa; đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội; đất xây dựng cơ sở y tế; đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo; đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao; đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ; đất xây dựng cơ sở ngoại giao và đất xây dựng công trình sự nghiệp khác;
  • Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp; đất cụm công nghiệp; đất khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
  • Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông; đất thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa; đất danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng; đất khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải; đất công trình công cộng khác;
  • Đất cơ sở tôn giáo;
  • Đất cơ sở tín ngưỡng;
  • Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
  • Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối;
  • Đất có mặt nước chuyên dùng;
  • Đất phi nông nghiệp khác.

– Nhóm đất chưa sử dụng gồm đất bằng chưa sử dụng; đất đồi núi chưa sử dụng; núi đá không có rừng cây.

– Đất có mặt nước ven biển gồm đất mặt nước ven biển nuôi trồng thuỷ sản; đất mặt nước ven biển có rừng ngập mặn; đất mặt nước ven biển sử dụng vào mục đích khác.

Như vậy, đất trồng cây lâu năm là đất nông nghiệp. Theo Thông tư liên tịch số 22/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT thì có các loại cây lâu năm sau:

  • Cây công nghiệp lâu năm là loại cây trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm, sản phẩm được dùng để làm nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được như cây cao su, ca cao, cà phê, chè, điều, hồ tiêu.
  • Cây ăn quả lâu năm là loại cây trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm, sản phẩm là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến như cây bưởi, cam, chôm chôm, mận, mơ, măng cụt, nhãn, sầu riêng, vải, xoài.
  • Cây dược liệu lâu năm là loại cây trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm, sản phẩm làm dược liệu như cây hồi, quế, đỗ trọng, long não, sâm.

Đất trồng cây lâu năm có được xây nhà tiền chế không?

Nhà tiền chế (hay còn gọi là nhà thép tiền chế) là loại nhà làm bằng bằng thép và được chế tạo và lắp đặt theo bản vẽ kiến trúc và kỹ thuật đã chỉ định sẵn. Quá trình làm ra sản phẩm hoàn chỉnh (có kết hợp các bước kiểm tra và quản lý chất lượng) được trải qua 3 giai đoạn chính: Thiết kế, gia công cấu kiện và lắp dựng tại công trình.

Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

  • Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
  • Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
  • Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
  • Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
  • Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
  • Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
  • Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

Như vậy muốn xây nhà tiền chế trên đất trồng cây lâu năm cần phải xin chuyển mục đích sử dụng đất.

Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua các hình thức sau đây:

  • Quyết định giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất;
  • Quyết định cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
  • Công nhận quyền sử dụng đất.

Theo quy định tại Điều 54 Luật đất đai 2013 Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

  • Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại Điều 129 của Luật này;
  • Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 55 của Luật này;
  • Tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp;
  • Tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo dự án của Nhà nước;
  • Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này.

Có thể hiểu Nhà nước sẽ giao đất trồng cây lâu năm cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất.

Đất trồng cây lâu năm có được xây nhà tiền chế không
Đất trồng cây lâu năm có được xây nhà tiền chế không

Hạn mức chuyển quyền sử dụng đất trồng cây lâu năm là bao nhiêu?

Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối của mỗi hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích nông nghiệp được áp dụng đối với các hình thức nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, xử lý nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất được quy định chi tiết theo Điều 44 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, cụ thể như sau:

– Đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối:

  • Không quá 30 héc ta cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
  • Không quá 20 héc ta cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại.

– Đất trồng cây lâu năm:

  • Không quá 100 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;
  • Không quá 300 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

– Đất rừng sản xuất là rừng trồng:

  • Không quá 150 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;
  • Không quá 300 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

Hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất gồm những gì?

Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hồ sơ được quy định tại Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT gồm có:

  • Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất gồm:

  • Các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này;
  • Biên bản xác minh thực địa;
  • Bản sao bản thuyết minh dự án đầu tư đối với dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, dự án không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư; bản sao báo cáo kinh tế – kỹ thuật của tổ chức sử dụng đất đối với trường hợp không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình; văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất; thẩm định điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại Khoản 3 Điều 58 của Luật Đất đai và Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đã lập khi cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc thẩm định dự án đầu tư hoặc xét duyệt dự án đối với dự án phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, phải cấp giấy chứng nhận đầu tư;
  • Văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất, thẩm định điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại Khoản 3 Điều 58 của Luật Đất đai và Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư và trường hợp không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải bổ sung văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 59 của Luật Đất đai;
  • Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất;
  • Tờ trình kèm theo dự thảo quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.

Thông tin liên hệ

Tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Đất trồng cây lâu năm có được xây nhà tiền chế không?”. Hy vọng những thông tin kiến thức pháp luật mà chúng tôi đem đến đã trả lời cho những vướng mắc của bạn. Cùng với đó mong rằng bài viết sẽ đến gần hơn với độc giả của chúng tôi. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Mức bồi thường thu hồi đất, thủ tục chuyển nhượng căn hộ chung cư chưa có sổ hồng,… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn và đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Xây nhà tiền chế trên đất trồng cây lâu năm diện tích 100m2 bị xử phạt bao nhiêu?

Theo quy định pháp luật thì phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta. Như vậy Xây nhà tiền chế trên đất trồng cây lâu năm diện tích 100m2 bị xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Biện pháp khắc phục hậu quả khi xây nhà tiền chế trên đất trồng cây lâu năm là gì?

– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm .

Thời hạn xin chuyển mục đích sử dụng đất để xây nhà tiền chế trên đất trồng cây lâu năm là bao lâu?

Thời hạn xin chuyển mục đích sử dụng đất để xây nhà tiền chế trên đất trồng cây lâu năm không quá 15 ngày.