Đất trang trại có được cấp sổ đỏ không?

08/03/2023 | 10:12 255 lượt xem Trang Quỳnh

Qua các thời kỳ hoàn thiện và xây dựng pháp luật đất đai có thể nhận thấy rằng nhà nước ban hành những chính sách về việc giao đất cho các hộ nông nghiệp để thúc đẩy nền kinh tế các hộ gia đình, góp phần thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp phát triển. Đối với những hộ gia đình có khả năng sản xuất, năng lực quản lý kinh doanh và tích luỹ được vốn đất đai sẽ có sự bứt phá và trở thành hộ sản xuất. Hiện nay nhu cầu sử dụng đất trang trại để chế biến, sản xuất hàng hoá ngày càng nhiều. Vậy quy định pháp luật đất đai về đất trang trại như thế nào? Đất trang trại có được cấp sổ đỏ không? Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây, hi vọng bài viết mang lại thông tin hữu ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Đất trang trại là gì?

Hiện nay theo quy định pháp luật thì không có khái niệm cụ thể đất trang trại, mà căn cứ vào mục đích sử dụng đất ta có thể tự xác định được rằng: Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản.

Theo Luật đất đai 2013 thì đất trang trại được xếp vào nhóm đất nông nghiệp quy định tại Điểm h khoản 1 Điều 10 Luật đất đai 2013

“Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;”

Quy định pháp luật về đối tượng sử dụng đất trang trại như thế nào?

Vì đất trang trại thuộc nhóm đất nông nghiệp, nên theo quy định tại điều 5, Điều 129 Luật đất đai 2013 thì đối tượng sử dụng đất trang trại là hộ gia đình, cá nhân theo thông qua việc nhà nước giao đất; được nhận chuyển nhượng, mua bán, được tặng, cho, thừa kế, hoặc thông qua việc thuê khoán quyền sử dụng đất.

Hình thức sử dụng đất trang trại hiện nay

Theo quy định của Điều 142 Luật đất đai 2013 hiện nay thì việc sử dụng đất kinh tế trang trại được theo hình thức sau:

– Đất được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản làm muối quy định tại Điều 129 của Luật này;

Đất trang trại có được cấp sổ đỏ không?
Đất trang trại có được cấp sổ đỏ không?

– Đất do được Nhà nước cho thuê;

– Đất do được thuê, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho;

– Đất do được nhận khoán của tổ chức;

– Đất do được hộ gia đình, cá nhân góp.

Đất trang trại có được cấp sổ đỏ không?

Theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013:

Sổ đỏ hay sổ hồng hay còn gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất là chứng thư pháp lý mà Nhà nước cấp cho người sử dụng đất để xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Người sử dụng đất được sử dụng đất thông qua Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc được công nhận quyền sử dụng đất, nhận thừa kế, tặng cho, chuyển nhượng…theo quy định pháp luật hiện hành.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp được quy định tại Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, người sử dụng đất/thửa đất không được cấp Giấy chứng nhận. Cụ thể như sau:

Một là, người sử dụng đất là tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai 2013 (đất được Nhà nước giao để quản lý).

Hai là, đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn

Người sử dụng đất là người đang quản lý, thuê, sử dụng đất…nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn cũng là đối tượng không được cấp Giấy chứng nhận.

Ba là, không cấp Giấy chứng nhận cho người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất (trừ trường hợp những người này thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế);

Bốn là, không cấp Giấy chứng nhận cho những người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng;

Năm là, người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì sẽ không được cấp Giấy chứng nhận;

Sáu là, không cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (ví dụ thông báo/quyết định thu hồi đất vì mục đích quốc phòng – an ninh…);

Bảy là, không cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất là tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào một trong những mục đích sau đây:

+ Mục đích xây dựng công trình công cộng (công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí);

+ Hoặc đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin;

+ Hoặc khu vui chơi giải trí ngoài trời;

+ Hoặc nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh.

Như vậy, pháp luật có quy định 7 trường hợp nêu trên sẽ không được cấp sổ đỏ. Và theo quy định thấy rằng đất trang trại không thuộc trường hợp không được cấp sổ đỏ.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Đất trang trại có được cấp sổ đỏ không?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý tư vấn thủ tục chia đất thừa kế cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp:

Đất trang trại có chuyển đổi sang đất thổ cư được không?

Theo quy định, đất trang trại thuộc nhóm đất nông nghiệp và đất thổ cư là đất ở. Như vậy, nếu muốn chuyển mục đích sử dụng đất từ trang trại sang đất thổ cư cần phải dựa vào kế hoạch sử dụng đất hằng năm, nhu cầu sử dụng đất và được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.

Quy định pháp luật về việc sử dụng đất kinh tế trang trại như thế nào?

Theo quy định của Luật đất đai 2013 thì việc sử dụng đất kinh tế trang trại được quy định như sau:
“1. Nhà nước khuyến khích hình thức kinh tế trang trại của hộ gia đình, cá nhân nhằm khai thác có hiệu quả đất đai để phát triển sản xuất, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối gắn với dịch vụ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
2. Đất sử dụng cho kinh tế trang trại gồm đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối quy định tại Điều 129 của Luật này; đất do Nhà nước cho thuê; đất do thuê, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho; đất do nhận khoán của tổ chức; đất do hộ gia đình, cá nhân góp.
3. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất làm kinh tế trang trại được chuyển đổi mục đích sử dụng các loại đất theo quy định của pháp luật.
4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất làm kinh tế trang trại phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, không có tranh chấp thì được tiếp tục sử dụng theo quy định sau đây:
a) Trường hợp đất được giao không thu tiền sử dụng đất trong hạn mức cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này thì được tiếp tục sử dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này;
b) Trường hợp đất được giao không thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối khi hết thời hạn được giao thì phải chuyển sang thuê đất;
c) Trường hợp sử dụng đất do được Nhà nước cho thuê, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, được tặng cho, nhận khoán của tổ chức; do hộ gia đình, cá nhân góp vốn thì được tiếp tục sử dụng theo quy định của Luật này.
5. Nghiêm cấm việc lợi dụng hình thức kinh tế trang trại để bao chiếm, tích tụ đất đai không vì mục đích sản xuất.”

Quyền của người sử dụng đất kinh tế trang trại như thế nào?

Căn cứ vào điều 166 Luật đất đai 2013 thì người sử dụng đất kinh tế trang trại có các quyền chung sau đây:
– Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
-Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
– Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.
– Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.
– Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.
– Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.
– Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.