Nhà cấp 4 là một loại ngôi nhà đặc biệt, được hiểu là những công trình có kết cấu vững chắc, có khả năng chịu lực tốt, và thường được xây dựng với một tầng duy nhất. Điểm đặc biệt của loại nhà này là chiều cao xây dựng không vượt quá một tầng, tạo nên sự gần gũi với môi trường tự nhiên. Nhà cấp 4 thường nằm trên các khu đất có diện tích không quá 1000m2, tạo nên một kết hợp hài hòa giữa kiến trúc và thiên nhiên xung quanh. Việc sử dụng các vật liệu xây dựng như gỗ, gạch, hoặc kết hợp cả hai tạo ra một vẻ đẹp riêng, mang tính thẩm mỹ và tính thân thiện với môi trường. Vậy hiện nay có được xây nhà cấp 4 trên đất nông nghiệp hay không?
Căn cứ pháp lý
Có được xây nhà cấp 4 trên đất nông nghiệp hay không?
Đất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành nông – lâm nghiệp và nền kinh tế quốc gia. Đây là loại đất mà Nhà nước giao cho người dân với mục tiêu chính là phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Đất nông nghiệp có khả năng đáp ứng một loạt hoạt động như trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, và nhiều hoạt động nông nghiệp khác.
Căn cứ tại Điều 6 Luật đất đai 2013 quy định về nguyên tắc sử dụng đất cụ thể như sau:
+ Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất
+ Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.
+ Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, người sử dụng đất phải thực hiện đúng theo mục đích sử dụng đất. Trường hợp muốn xây nhà trên đất nông nghiệp sẽ phải xin chuyển mục đích sử dụng đất?
Làm thế nào để được xây nhà cấp 4 trên đất nông nghiệp?
Khái niệm “đất nông nghiệp” không chỉ đề cập đến việc sử dụng đất như một tài liệu sản xuất chủ yếu, mà còn là đối tượng lao động quan trọng. Người lao động trong ngành nông – lâm nghiệp phụ thuộc mạnh mẽ vào đất nông nghiệp để thực hiện các hoạt động sản xuất và cung cấp thực phẩm cho xã hội. Điều này đồng nghĩa rằng đất nông nghiệp không chỉ là một phần quan trọng của nguồn lực, mà còn đóng vai trò quyết định đối với cuộc sống và kinh tế của người dân.
Căn cứ theo quy định pháp luật ban hành trong Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định về mục đích sử dụng đất đai. Theo đó, nếu không chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cụ thể từ đất nông nghiệp sang đất ở thì không thể xây nhà cấp 4 trên mảnh đất nông nghiệp. Việc tự ý xây nhà cấp 4 trên đất nông nghiệp được coi là hành vi vi phạm pháp luật về đất đai. Chính vì vậy, trước khi xây nhà cấp 4 trên mảnh đất nông nghiệp này, chị Linh cần thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo Điều 57 Luật đất đai năm 2013 quy định về những trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất đai cần được sự cấp phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, như sau:
– Chuyển đất trồng lúa nước sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản;
– Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất làm muối, đất nuôi trồng thủy hải sản nước mặn, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
– Chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào các mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
– Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
– Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thuê đất hoặc thu tiền sử dụng đất đai;
– Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
– Chuyển đất xây dựng các công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ và đất xây dựng các công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
Các bước xin cấp phép xây nhà cấp 4 trên đất nông nghiệp
Cấp phép xây dựng nhà cấp 4 là quá trình trong đó chính quyền địa phương hoặc cơ quan chức năng cấp phép cho người dân hoặc tổ chức xây dựng một ngôi nhà cấp 4 hoặc bất kỳ công trình xây dựng nào khác. Quá trình này bao gồm việc xem xét và đánh giá kế hoạch xây dựng, thiết kế kiến trúc, và tuân thủ các quy định xây dựng của khu vực cụ thể.
Các bước cần thiết để bạn có thể xin cấp phép xây nhà cấp 4 trên đất nông nghiệp, cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Chuẩn bị 1 bộ hồ sơ với đầy đủ các giấy tờ như sau:
+ Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất đai (theo mẫu số 1 ban hành theo Thông tư này)
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất.
Bước 2: Nộp hồ sơ
+ Trường hợp 1: Nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa để chuyển đến Phòng Tài nguyên và Môi trường
+ Trường hợp 2: Nếu tại cơ sở chưa có bộ phận 1 cửa thì bạn phải nộp trực tiếp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, giấy tờ, bộ phận tiếp nhận tiến hành kiểm tra. Nếu hồ sơ trên chưa hợp lệ thì cán bộ sẽ thông báo và hướng dẫn bạn nộp bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Nếu hồ sơ trên đầy đủ, hợp lệ, bộ phận sẽ tiếp nhận và trao phiếu hẹn cho vợ chồng chị
Bước 4: Giải quyết yêu cầu
Tiến hành thực hiện nghĩa vụ tài chính theo đúng quy định của pháp luật bao gồm: Tiền sử dụng đất; Lệ phí trước bạ; Phí thẩm định hồ sơ; Lệ phí cấp giấy chứng nhận.
Bước 5: Trả kết quả
UBND cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất
Về thời hạn giải quyết thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp:
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ban hành 15/05/2014 quy định thời hạn giải quyết thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất không quá 15 ngày kể từ ngày hồ sơ được tiếp nhận hợp lệ.
Trong đó, khoảng thời gian ngày không tính các ngày nghỉ lễ, nghỉ cuối tuần theo quy định của pháp luật hoặc thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất và thời gian thực hiện xem xét xử lý đối với các trường hợp sử dụng đất vi phạm pháp luật.
Thời gian thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử đụng đất có thể kéo dài hơn 10 ngày đối với những hộ dân ở các xã miền núi, hải đảo, ở các vùng sâu, vùng xa nơi điều kiện kinh tế còn gặp khó khăn.
Mời bạn xem thêm:
- Thời hạn chi trả tiền bồi thường cho người có đất thu hồi quy định bao lâu?
- Kinh doanh bất động sản có bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp không?
- Đất đang có tranh chấp thì có được đưa vào kinh doanh không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Có được xây nhà cấp 4 trên đất nông nghiệp hay không?” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tra cứu quy hoạch đất đai cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả
Câu hỏi thường gặp
Thời gian thi công sẽ thay đổi tùy vào các yếu tố như:
Diện tích nhà: nhà có diện tích lớn thì thời gian thi công sẽ kéo dài.
Địa điểm xây dựng: các địa điểm không thuận lợi cho việc vận chuyển vật tư, thi công sẽ làm cho thời gian thi công bị kéo dài.
Thời điểm xây dựng: Yếu tố thời tiết làm ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian thi công nhà cấp 4, mùa mưa bão sẽ khiến việc thi công gặp nhiều khó khăn và làm kéo dài thời gian.
Cách trang trí nhà: căn nhà có kết cấu phức tạp, trang trí nội thất tỉ mỉ sẽ tốn nhiều thời gian thi công hơn những căn nhà xây dựng thô khác
Nhìn chung thì thời gian thi công xây nhà cấp 4 kéo dài khoảng 4 tháng trở lại , tùy vào những yếu tố nêu trên thời gian có thể ngắn hơn hoặc kéo dài hơn.
– Niên hạn sử dụng nhà có kéo dài khoảng 30 năm.
– Phần tường chắn xung quanh và hệ thống bao chắn được dùng vật liệu chủ yếu là gạch và gỗ với tường khoảng 11-22 cm. Hầu hết phần mái bên trên được lợp bằng ngói hoặc có thể bằng vật liệu là tôn xi măng tổng hợp.
– Diện tích và chi phí xây dựng: Loại nhà cấp 4 được xây dựng với diện tích giới hạn dưới 1000m2 và chiều cao từ 1 tầng trở xuống. Chi phí xây dựng giao động từ khoảng 300 – 500 triệu (đối với nhà cấp 4 không có lầu) và khoảng 600 – 1,5 tỷ (đối với nhà cấp 4 thiết kế 1 tầng).