Chung cư không ở có phải đóng phí dịch vụ không?

26/12/2022 | 10:01 95 lượt xem Thủy Thanh

Thông thường, khi mua các căn hộ chung cư thì người mua không chỉ quan tâm về giá cả của nhà chung cư mà còn cần phải quan tâm đến các loại phí dịch vụ chung cư như phí dịch vụ hàng tháng, hí quản lý chung cư, phí gửi xe, phí điện nước …. đây là những khoản phí được sử dụng để quản lý, vận hành nhà chung cư. Đây là những khoản phí bắt buộc phải nộp khi ở nhà chung cư. Vậy trong trương hợp “Chung cư không ở có phải đóng phí dịch vụ không” ?. Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây của Tư vấn luật đất đai nhé.

Câu hỏi: Chào luật sư, hai vợ chồng tôi đang sinh sống ở Hải Phòng và chúng tôi có mua một căn chung cư và hiện đang để trống ở trên Hà Nội. Tuy nhiên, hàng tháng vợ chồng tôi vẫn phải đóng phí dịch vụ cho căn chung cư trên Hà Nội đó. Luật sư cho tôi hỏi là chung cư không ở có phải đóng phí dịch vụ không ạ?. Tôi xin cảm ơn.

Phí dịch vụ chung cư là gì?

Phí dịch vụ chung cư là gì đã được quy định rõ ở Khoản 1 Điều 31 Thông tư số 02/2016/TT-BXD. Theo luật thì các khoản phí bắt buộc cư dân sinh sống ở căn hộ chung cư phải đóng hàng tháng hoặc định kỳ được gọi là phí dịch vụ. Đây là khoản phí sử dụng cho việc quản lý, vận hành và bảo trì tòa nhà do ban quản lý đề ra theo công việc quy định ở Khoản 1 Điều 10.

Ngoài ra theo Điều 3 và 4 trong Thông tư số 02/2016/TT-BXD và Điều 106 Luật Nhà ở 2014, phí dịch vụ chung cư còn có một số quy định chung sau.

  • Giá dịch vụ quản lý, vận hành chung cư do cư dân đóng theo hàng tháng hoặc định kỳ (quản lý đặt ra). Chi phí dịch vụ chung cư = Mức giá quy định  (/m2) x  S căn hộ (ghi trong sổ hồng). 
  • Nhà nước quản lý phí dịch vụ chung cư tính theo mức ban hành của UBND cấp tỉnh.
  • Phí quản lý, vận hành không bao gồm phí bảo trì phần sở hữu chung, tiền gửi xe, sử dụng điện nước, truyền hình… đối với việc riêng của cư dân sinh sống và căn hộ.
  • Mức phí quản lý phải dựa theo nội dung công việc cần quản lý thực hiện nhằm đảm bảo sự minh bạch dành cho cư dân sinh sống. Số tiền phí dịch vụ phải ghi rõ trong hợp đồng mua bán hoặc thuê chung cư. 
  • Vấn đề sử dụng phí dịch vụ chung cư phải đảm bảo công khai theo quy định và đúng người, đúng việc. Cư dân sống trong chung cư có trách nhiệm đóng phí đúng hạn, đầy đủ theo quy định. 

Phí dịch vụ chung cư bao gồm những gì?

Ngoài việc định nghĩa phí dịch vụ chung cư là gì thì còn phải hiểu rõ những loại phí cần đóng khi mua hoặc thuê căn hộ chung cư. Sau đây là những khoản phí nằm trong phí dịch vụ chung cư. 

Phí dịch vụ chung cư mỗi tháng

Phí dịch vụ chung cư hàng tháng là một trong những câu trả lời hàng đầu cho câu hỏi Phí dịch vụ chung cư là gì, nó chính là chi phí bắt buộc cư dân nộp cho ban quản lý chung cư. Số tiền này sẽ được dùng vào các việc như lau dọn, bảo dưỡng khu vực sử dụng chung, thu gom rác, làm đẹp cảnh quan nơi sinh sống, phí an ninh, chăm sóc cây cảnh…. 

Phí dịch vụ chung cư hàng tháng sẽ có sự khác nhau tùy thuộc căn hộ cao cấp hay bình dân. Phí dịch vụ chung cư hàng tháng thực tế còn phụ thuộc diện tích từng căn hộ. Nếu căn hộ chung cư lớn thì phí dịch vụ sẽ tăng và ngược lại. Ngoài ra nó còn dựa theo sự thỏa thuận giữa chủ đầu tư và khách mua/thuê ở thời điểm ban đầu. Do đó trước khi ký hợp đồng bạn phải chú ý xem khoản phí này đầu tiên. 

Hiện nay phí dịch vụ chung cư trung bình hàng tháng sẽ có sự dao động từ  3.000 đến 16.500 đồng/m2. Cụ thể với chung cư giá rẻ, thu nhập thấp hay nhà ở xã hội thì dao động từ 3000 – 5000 đồng /m2. Chung cư bình dân thì phí từ 6000 – 10 000 đồng /m2. Những căn hộ cao cấp thì có phí cao hơn từ  10.000 – 16.500 đồng /m2.

Chung cư không ở có phải đóng phí dịch vụ không
Chung cư không ở có phải đóng phí dịch vụ không

Phí quản lý chung cư

Phí quản lý chung cư bao gồm tất cả chi phí dùng cho hoạt động quản lý và vận hành nhà chung cư. Trách nhiệm của mỗi hộ gia đình sống ở chung cư là phải đóng khoản phí này để đảm bảo máy móc, thiết bị vận hành luôn trong trạng thái hoạt động ổn định.

Hàng  tháng các chủ căn hộ chung cư đều thu phí quản lý. Với những cơ sở pháp lý, có thể thấy phí quản lý chung cư là khoản kinh phí được dùng để sử dụng trong những dịch vụ sau:

  • Phí vệ sinh, bảo dưỡng các khu vực và tiện ích chung của tòa nhà (công viên, sảnh chung, thang máy, hệ thống chiếu sáng, máy thông gió, v.v.).
  • Phí bảo mật.
  • Phí an ninh bảo vệ
  • Phí sử dụng hồ bơi
  • Phí nước tưới cây trong khuôn viên chung cư
  • Phí điện dành cho khu vực chung như: thang máy, đèn công viên, đài phun nước, máy thông gió,…
  • Phí lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy…

Tùy thuộc vào mức độ cao cấp của công trình, mà phí quản lý chung cư có thể sẽ cao thấp khác nhau. Thông thường, mức phí này khi ký hợp đồng mua bán căn hộ đã được quy định sẵn, tuy nhiên một số trường hợp khi chính thức vào ở, cư dân và Ban quản lý mới họp lại rồi thống nhất mức giá chung.

Thực tế phí quản lý chung cư đóng hàng tháng không phải quá đắt và có thể thay đổi tùy vào tiêu chuẩn, chất lượng của từng dự án. Phí quản lý chung cư tỷ lệ thuận với giá của căn hộ. Điều này có nghĩa chất lượng của từng căn hộ khác nhau sẽ thay đổi mức phí quản lý.  Hiện mức phí quản lý ở hầu hết các chung cư hiện nay là từ 4.000 – 8.000 đồng/m2/tháng. 

Phí gửi xe hàng tháng

Phí gửi xe là khoản phí không bắt buộc nếu gia đình không sử dụng xe. Đây là khoản phí linh hoạt tùy vào loại xe mà chủ hoặc người thuê căn hộ chung cư sử dụng. Mức thu phí giữ xe máy ở các chung cư dao động từ  50.000 – 100.000 đồng/xe/tháng . Đối với ô tô là từ 800.000-1.000.000 đồng/xe/tháng. 

Các khoản phí dịch vụ chung cư khác

Sau khi tìm hiểu phí dịch vụ chung cư là gì kể trên, người mua hoặc thuê căn hộ chung cư còn phải chịu thêm những phí dịch vụ sau đây.

Phí điện, nước, Internet

Phí điện, nước, Internet là khoản phí dịch vụ chung cư bắt buộc mà hộ gia đình nào cũng đóng. Mức phí sẽ tùy mức tiêu thụ của mỗi hộ gia đình. Trong đó tiền điện và nước sẽ chi trả theo quy định của nhà nước. Với phí Internet thì tùy gói mạng, nhà mạng mà chung cư đăng ký. 

Phí bảo trì chung cư

Phí bảo trì chung cư là khoản phí bắt buộc sẽ đóng 1 lần duy nhất khi người mua hoặc thuê ký hợp đồng. Phí dịch vụ chung cư này thường được thu 2% trong tổng giá trị căn hộ. Điều này có nghĩa nếu bạn thuê hoặc mua căn hộ giá cao, phí bảo trì cũng tăng theo và ngược lại.

Chung cư không ở có phải đóng phí dịch vụ không?

Theo Điều 31 Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư được ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD quy định về kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư như sau:

“Điều 31. Kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư

1. Kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư do các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư đóng hàng tháng hoặc theo định kỳ (bao gồm cả trường hợp đã nhận bàn giao căn hộ, diện tích khác trong nhà chung cư mà chưa sử dụng) để đơn vị quản lý vận hành thực hiện các công việc quy định tại Khoản 1 Điều 10 của Quy chế này.

2. Kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư được tính bằng giá dịch vụ quản lý vận hành quy định tại Điều 30 của Quy chế này nhân (x) với diện tích (m2) sử dụng căn hộ hoặc phần diện tích khác không phải căn hộ trong nhà chung cư.

3. Diện tích sử dụng căn hộ hoặc phần diện tích khác không phải căn hộ trong nhà chung cư làm cơ sở để tính kinh phí quản lý vận hành được quy định như sau:

a) Trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) thì diện tích làm cơ sở để tính kinh phí quản lý vận hành là diện tích ghi trong Giấy chứng nhận;

b) Trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận thì diện tích làm cơ sở để tính kinh phí quản lý vận hành là diện tích sử dụng thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu (diện tích thông thủy được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 101 của Luật Nhà ở); diện tích này được xác định trong hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ hoặc xác định theo thực tế.

4. Đối với nhà chung cư thuộc sở hữu nhà nước thì việc thu kinh phí quản lý vận hành được thực hiện theo giá dịch vụ quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 106 của Luật Nhà ở.”

Như vậy, theo quy định nêu trên, người sử dụng nhà chung cư bao gồm cả trường hợp đã nhận bàn giao căn hộ, diện tích khác trong nhà chung cư mà chưa sử dụng là đối tượng phải đóng kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư.

Do đó, kể từ ngày bàn giao nhà, bạn sẽ phải đóng phí bảo trì và giá dịch vụ nhà chung cư. Các khoản phí dịch vụ khác, bạn sẽ phải đóng khi có sự đăng ký/ sử dụng trên thực tế.

Bởi khi chung cư đã được bàn giao thì bộ máy ban quản tòa nhà sẽ được vận hành, tuy bạn không ở nhưng BQL vẫn phải đảm bảo triển khai đầy đủ các hạng mục như chăm sóc cảnh quan, vệ sinh môi trường, đảm bảo an ninh và đặc biệt là đảm bảo an toàn cháy nổ cho toàn bộ khu đô thị cũng như cho chính ngôi nhà của bạn.

Nếu chưa về ở bạn sẽ không phải thanh toán các chi phí dịch vụ như: phí gửi xe, tiền điện, tiền nước, tiền Internet hay các chi phí ngoài theo quy định của ban quản lý.

Người sử dụng nhà chung cư phải đóng những khoản kinh phí nào?

Tại khoản 4 Điều 4 Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư được ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD quy định về vấn đề này như sau:

“4. Chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư phải đóng kinh phí bảo trì, kinh phí quản lý vận hành, kinh phí hoạt động của Ban quản trị nhà chung cư và các khoản phí, lệ phí khác trong quá trình sử dụng nhà chung cư theo quy định của Quy chế này và pháp luật có liên quan; phải chấp hành nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư, quy định của pháp luật về nhà ở, Quy chế này và pháp luật có liên quan trong quá trình quản lý, sử dụng nhà chung cư.”

Như vậy, ngoài khoản kinh phí quản lý vận hành chung cư thì bạn còn phải đóng những khoản tiền sau đây:

– Kinh phí bảo trì;

– Kinh phí hoạt động của Ban quản trị nhà chung cư;

– Các khoản phí, lệ phí khác trong quá trình sử dụng nhà chung cư theo quy định pháp luật.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Chung cư không ở có phải đóng phí dịch vụ không” .Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn Luật đất đai.com với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như chia đất khi ly hôn. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline:  0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Người sử dụng nhà chung cư bao gồm những ai?

Tại khoản 7 Điều 3 Nghị định 69/2021/NĐ-CP có định nghĩa về người sử dụng nhà chung cư, theo đó người sử dụng nhà chung cư là:
– Chủ sở hữu đang trực tiếp sử dụng nhà chung cư
– Hoặc tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng hợp pháp căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư thông qua các hình thức thuê, mượn, ở nhờ, được ủy quyền quản lý sử dụng hoặc sử dụng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Chi phí quản lý vận hành nhà chung cư là bao nhiêu?

Chi phí quản lý chung cư cao tầng, quản lý chung cư cao cấp sẽ được quyết định bởi UBND tỉnh thành tại nơi có dự án chung cư đó. Vì vậy, đối với mỗi địa phương khác nhau thì mức giá này cũng sẽ khác nhau. Ngoài ra, khung giá của phí dịch vụ quản lý chung cư còn có thể được sử dụng để điều chỉnh một số vấn đề như:

Được sử dụng làm cơ sở trong trường hợp các bên trong hợp đồng mua bán có tranh chấp hoặc để các bên thỏa thuận hợp đồng.

Khung giá của dịch vụ sẽ được áp dụng đối với các đối tượng: Cơ quan quản lý về nhà ở cấp thành phố, chủ đầu tư đầu tư dự án, ban quản lý, những người có liên quan đến việc sử dụng chung cư.

Trong một số trường hợp, khung giá trên sẽ không được áp dụng, ví dụ như: Dự án chung cư cũ thuộc sở hữu của Nhà nước nhưng chưa được cải tạo, xây dựng lại, chung cư xã hội theo hình thức tập thể, đã có thỏa thuận trong hợp đồng hoặc được thông qua tại Hội nghị chung cư.