Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp khi nào?

24/10/2023 | 16:40 59 lượt xem SEO Tài

Tài sản đang bị tranh chấp, đôi khi gọi là tài sản tranh chấp, là một tài sản mà hai hoặc nhiều bên đều tuyên bố quyền sở hữu hoặc quyền liên quan đối với nó, đồng thời phủ định quyền của người khác đối với tài sản đó. Thường thì sự tranh chấp này xuất phát từ sự mơ hồ về việc tài sản đó thuộc về ai, và khiến cho sự xác định chính xác về quyền sở hữu trở nên khó khăn. Áp dụng biện pháp cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp trong trường hợp nào?

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015

Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp trong trường hợp nào?

Biện pháp cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp được hiểu là việc ngăn chặn bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào thay đổi tình trạng hoặc tình hình của tài sản đó trong khi tranh chấp giữa các bên vẫn chưa được giải quyết. Điều này bao gồm việc ngăn chặn việc sử dụng, bán, chuyển nhượng, hoặc thay đổi bất kỳ khía cạnh nào của tài sản mà có thể ảnh hưởng đến quyền sở hữu hay quyền liên quan của các bên trong vụ tranh chấp.

BLTTDS 2015 quy định hai trường hợp áp dụng biện pháp cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp, cụ thể như sau:

Thứ nhất, áp dụng biện pháp cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu tài sản đang tranh chấp có hành vi tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm hoặc có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản.

 “Người đang chiếm hữu tài sản đang tranh chấp” là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản đang tranh chấp. Nếu trong quá trình giải quyết vụ án tính từ thời điểm cơ quan có thẩm quyền thụ lý vụ án, nghiên cứu hồ sơ vụ án, thực hiện hết các quy trình tố tụng cho đến khi giải quyết xong các tranh chấp về tài sản cho các bên liên quan, nếu thấy người đang nắm giữ chi phối tài sản có hành vi tháo gỡ tức là tháo rời và lấy ra lần lượt từng cái, từng bộ phận hoặc từng thứ một để làm biến dạng và bóp méo tài sản ban đầu; lắp ghép các bộ phận lại với nhau thành một bộ phận hoàn chỉnh khác với ban đầu của tài sản hay xây dựng làm nên công trình kiến trúc trên tài sản đang có tranh chấp theo một kế hoạch nhất định thì cơ quan có thẩm quyền có  quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trực tiếp đối với hành vi của chủ thể đó.

Thứ hai, áp dụng biện pháp cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm hoặc có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản.

Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp trong trường hợp nào?

“Người giữ tài sản đang tranh chấp” là người giữ tài sản trực tiếp có liên quan đến vụ tranh chấp hoặc do cơ quan có thẩm quyền giao trách nhiệm trong việc giữ tài sản đang tranh chấp.

Cũng giống như người chiếm hữu tài sản trong tranh chấp thì đối với người giữ tài sản đang tranh chấp nếu trong quá trình giải quyết vụ án mà họ cũng có những hành vi làm thay đổi hiện trạng ban đầu của tài sản bằng các hành vi tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm làm thay đổi tài sản tranh chấp ban đầu thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với họ để ngăn cản hành vi trái pháp luật mà họ đang thực hiện.

Ngoài ra, nếu có căn cứ cho thấy họ có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có quyền trực tiếp thi hành biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với họ, để kịp thời ngăn chặn hành vi trái pháp luật mà họ gây ra. “Hành vi khác”ở đây được hiểu là các hành vi của chủ thể tác động lên tài sản mà đang bị tranh chấp ví dụ: đập vỡ, xâm lấn .. tất cả các hành vi nhằm mục đích thay đổi, bóp méo hiện trạng ban đầu của tài sản tranh chấp.

Thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp

Biện pháp cấm thay đổi hiện trạng là một phần quan trọng của quá trình giải quyết tranh chấp tài sản, nhằm đảm bảo rằng tài sản được bảo vệ và duy trì cho đến khi mọi tranh chấp được giải quyết hoặc có một quyết định của tòa án liên quan. Điều này giúp đảm bảo rằng không có bên nào có lợi ích không công bằng hoặc thiệt hại trong quá trình này và thúc đẩy quy trình tìm kiếm giải pháp hợp lý.

Tòa án được ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời về việc cấm thay đổi hiện trạng tài sản tài sản đang tranh chấp nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm hoặc có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản đó. Thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết và tùy theo loại tài sản mà các bên tranh chấp là động sản hay bất động sản thì pháp luật quy định thẩm quyền giải quyết của các Tòa án là khác nhau.

Ví dụ như tài sản đang có tranh chấp là bất động sản thì căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 39 thì Tòa án nơi có bất động sản đang có tranh chấp giải quyết. 

Thẩm phán là người ra quyết định áp dụng biện pháp này khi có hành vi tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm hoặc có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp của người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp bị coi là vi phạm pháp luật và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp trong trường hợp nào?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như tra cứu quy hoạch thửa đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Biện pháp khẩn cấp tạm thời là gì?

Biện pháp khẩn cấp tạm thời được hiểu là biện pháp mà toà án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án.

Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự mới?

Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng
Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm
Buộc NSDLĐ tạm ứng tiền lương, tiền BHYT, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho NLĐ
Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động
Kê biên tài sản đang tranh chấp
Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp
Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp
Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác
Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước 
Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ
Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định
Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ
Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình
Tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu
Bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án
Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác