Nghị định 62/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 35/2015/NĐ-CP

23/05/2022 | 16:26 11 lượt xem Thanh Loan

Nghị định số 62/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 35/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa được ban hành ngày 11/07/2019 . Để nắm rõ hơn những nội dung được quy định tại Nghị định số 62/2019/NĐ-CP . Tư vấn luật đất đai mời bạn đọc xem trước và tải xuống văn bản này trong bài viết dưới đây nhé.

Tình trạng pháp lý

Số hiệu:62/2019/NĐ-CPLoại văn bản:Nghị định
Nơi ban hành:Chính phủNgười ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:11/07/2019Ngày hiệu lực:01/09/2019
Ngày công báo:25/07/2019Số công báo:Từ số 591 đến số 592
Tình trạng:Còn hiệu lực

Nội dung nổi bật

Thủ tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

Theo đó, đối tượng có nhu cầu chuyển đổi cây trồng trên đất trồng lúa sẽ thực hiện thủ tục như sau:

– Gửi 01 bản đăng ký theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm Nghị định 62 này đến UBND cấp xã;

– Trường hợp bản đăng ký không hợp lệ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, UBND cấp xã phải hướng dẫn cho người sử dụng đất (NSDĐ) chỉnh sửa, bổ sung bản đăng ký;

– Nếu bản đăng ký hợp lệ và phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong 05 ngày làm việc, UBND cấp xã có ý kiến “Đồng ý cho chuyển đổi”, đóng dấu vào bản đăng ký, vào sổ theo dõi và gửi lại cho NSDĐ;

– Trường hợp không đồng ý, UBND cấp xã phải trả lời bằng văn bản theo mẫu tại  Phụ lục II ban hành kèm Nghị định này.

Nghị định 62/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/9/2019.

Nghị định 62/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 35/2015/NĐ-CP
Nghị định 62/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 35/2015/NĐ-CP

Tải xuống Nghị định 62/2019/NĐ-CP

Nghị định 62/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 35/2015/NĐ-CP

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Nghị định 62/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 35/2015/NĐ-CP”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về thành lập doanh nghiệp; tra mã số thuế cá nhân, xác nhận độc thân;… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

1. Đất trồng lúa nước còn lại là gì? 

Theo quy định tại Nghị định số 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa thì đất chuyên trồng lúa nước được hiểu là đất trồng được hai vụ lúa nước trở lên trong năm. Trong đất trồng lúa khác bao gồm cả đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương.
Theo quy định của pháp luật thì đất trồng lúa nước còn lại được hiểu là đất chỉ phù hợp trồng được một vụ lúa nước trong năm. Như vậy, đất trồng lúa nước còn lại là loại đất thuộc đất trồng lúa khác, tuy nhiên đất trồng lúa nước còn lại chỉ phù hợp trồng được một vụ lúa nước trong năm.

Trách nhiệm của người sử dụng đất trồng lúa theo quy định pháp luật

Trách nhiệm của người sử dụng đất trồng lúa được quy định tại Điều 6 Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, cụ thể người sử dụng đất trồng lúa có các trách nhiệm sau đây:
– Người sử dụng đất trồng lúa phải sử dụng đất đúng mục đích theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.
– Người sử dụng đất trồng lúa phải sử dụng có hiệu quả, không bị bỏ đất hoang, không làm ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa. Nếu người sử dụng đất trồng lúa vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
– Người sử dụng đất trồng lúa phải canh tác đúng kỹ thuật, thực hiện luân canh, tăng vụ để nâng cao hiệu quả sản xuất; cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất trồng lúa, bảo vệ môi trường sinh thái.
– Người sử dụng đất trồng lúa có trách nhiệm thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
– Đối với trường hợp khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa thì người sử dụng đất trồng lúa có trách nhiệm:
+ Người sử dụng đất trồng lúa phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;
+ Người sử dụng đất trồng lúa không được làm hư hỏng hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng và ảnh hưởng xấu tới việc sản xuất lúa ở các khu vực liền kề;
+ Trong trường hợp người sử dụng đất trồng lúa làm hư hỏng hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng phải có biện pháp khắc phục kịp thời và phải bồi thường nếu gây ảnh hưởng xấu tới sản xuất lúa của các hộ ở khu vực liền kề;
+ Trong trường hợp đất trồng lúa bị nhiễm mặn tạm thời trong vụ nuôi trồng thủy sản nước mặn, thì người sử dụng đất trồng lúa phải có biện pháp phục hồi để trồng lúa ngay sau vụ nuôi trồng thủy sản.